Cảm nhận chất trữ tình trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

mot-trong-nhung-yeu-to-tao-nen-suc-hap-dan-va-gop-vao-thanh-cong-cua-truyen-ngan-lang-sa-pa-la-chat-tru-tinh

Chất trữ tình trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.

  • Mở bài:

Nguyễn Thành Long có những đóng góp cho nền văn học Việt Nam hiện đại ở thể loại truyện và kí. Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” được ra đời năm 1970, sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai của tác giả. Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và góp vào thành công của tác phẩm là chất trữ tình mềm mại đằm thắm của cảnh vật và con người nơi Sa Pa lặng lẽ.

  • Thân bài:

Câu chuyện đại diện cho những con người tốt khắp mọi miền đất nước, những nơi luôn đó có những con người được lao động thầm lặng, say mê hiến dâng tuổi trẻ và tình yêu của mình cho quê hương, đất nước. Nguyễn Thành Long vốn là người ít nói, rất nhẹ nhàng và sống tình cảm. Bởi thế, tác phẩm của ông luôn tạo được hình tượng đẹp, ngôn ngữ giàu chất thơ, trong trẻo, nhẹ nhàng. Lời văn rất giàu cảm xúc, hình ảnh, giọng điệu nhẹ nhàng, giàu chất thơ.

Chất thơ chất trữ tình) bàng bạc toát lên từ khung cảnh thiên nhiên nên thơ ấy. Sa pa được miêu tả dưới một góc nhìn của một nhà hội hoạ.Nói đến Sa pa, người ta sẽ nghĩ ngay đến một nơi nghỉ ngơi, yên tĩnh và tuyệt đẹp. Nghĩ ngay đến những rừng hoa ban trắng muốt, những cánh rừng bạt ngàn dưới ánh nắng ban mai, những đồi núi trập trùng dưới sương mờ bao phủ, những thửa ruộng bậc thang, những phiên chợ tình lãng mạn… Thiên nhiên Sa pa dưới ngòi bút của Nguyễn Thành Long hiện lên cũng không kém phần sinh động như thật vậy.Nguyễn Thành Long đã nhập vai, đã hoá thân vào người hoạ sĩ, mượn cái nhìn của nghệ thuật hội họa, mượn lăng kính đầy màu sắc để tô vẽ nên một thiên nhiên không kém phần thơ mộng, lung linh, kì ảo, trữ tình.

Chất trữ tình trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của tác phẩm thể hiện trước hết ở bức tranh thiên nhiên Sa Pa lặng lẽ, tươi xanh và trong trẻo. Có một Sa Pa của những rặng đào, những đàn bò lang cổ đeo chuông đang thung thăng gặm cỏ, khung cảnh chỉ có thể thấy ở rừng núi. Có một Sa Pa của nắng, nắng đem lại cho Sa Pa một vẻ đẹp mói: rực rỡ và bất ngờ. Ánh nắng dường như sáng dần lên trong khung cảnh thiên nhiên. Cái nắng chói chang được Nguyễn Thành Long miêu tả “đốt cháy rừng cây” và cái nắng vào cuối buổi trưa lại gay gắt hơn “ánh nắng như phủ khắp, mạ bạc cả con đèo”.

Cảnh vật được soi chiếu đã chiều qua cái nhìn và cả trong tâm tưởng. Ở góc độ nào, thiên nhiên cũng trở nên khoáng đạt, hùng vĩ hơn. Rừng cây như “một bó đuốc khổng lồ”, ánh nắng khiến thiên nhiên Sa Pa lặng lẽ, trầm mặc mà đầy sức sống. “Nắng bắt đầu len tói đốt cháy rừng cây”, dọc câu văn, ta cảm giác như nắng đang di chuyển, đang chạy dần trên các triền núi.

Chất trữ tình trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” thể hiện ngay ở cảm xúc của con người ngày đêm thầm lặng cống hiến sức lao động dựng xây đất nước. Câu chuyện vẻn vẹn có ngần ấy nhân vật với cuộc gặp diễn ra cỡ trong 30 phút. Nhưng qua lời đối thoại, suy ngẫm của họ đã hình thành mối giao cảm giữa những con người lần đầu tiếp xúc. Chất trữ tình thấm đẫm trong dòng cảm xúc của ông họa sĩ dành cho anh thanh niên: “Chao ôi, bắt một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sảng tác”; trong cảm xúc của cô kĩ sư: “Một ấn tượng hàm ơn khó tả đạt trong cô gái. Không phải vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi”. Tất cả tạo nên một tình cảm mến yêu, ngưỡng mộ sâu sắc trong truyện. Chất trữ tình lãng mạn thoát ra từ những cảm xúc thật đẹp của các nhân vật, tưới đẫm vào tác phẩm.

Chất trữ tình trong truyện chủ yếu toát lên từ cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại nhiều dư vị ấy, từ những nét đẹp rất đáng mến của anh thanh niên, từ những câu chuyện anh kể về cuộc sống của mình giữa lặng lẽ Sa pa. Người này trở thành chất xúc tác để người kia bộc lộ tất cả vẻ đẹp chiều sâu tâm hồn. Cũng như vườn hoa của anh thanh niên làm công tác khí tượng, với hoa dơn, hoa thược dược tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong… mỗi nhân vật giống như một loài hoa đẹp rực rỡ, tỏa sắc hương dưới mây trời Sa Pa.

Chất trữ tình kết hợp với bình luận, tự sự đã làm nổi bật chủ đề tác phẩm vẻ đẹp của con người lao động bình thường sống và lao động hết mình, cống hiến trong âm thầm, lặng lẽ.

  • Kết bài:

Chất trữ tình, chất thơ bàng bạc trong truyện góp phần nâng cao ý nghĩa vả vẻ đẹp của những sự việc, con người nhờ thế mà chủ đề của truyện được rõ nét và sâu sắc. Sa Pa “lặng lẽ” nhưng để lại nhiều dư vang. Sa pa lặng lẽ mà trữ tình, lãng mạn. Sa pa lặng lẽ mà không cô quạnh, đìu hiu. Bởi nơi đây, vẫn còn có rất nhiều những con người ngày đêm âm thầm lặng lẽ dâng hiến tuổi trẻ, trí tuệ và niềm say mê lao động của mình cho đất nước, cho cuộc đời.

3 Trackbacks / Pingbacks

  1. Văn bản "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long - Hướng dẫn ôn tập luyện thi từ A đến Z - Theki.vn
  2. Một trong những yến tố tạo nên sức hấp dẫn và góp vào thành công của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa này là chất trữ tình - Theki.vn
  3. Phân tích vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên Tây Bắc qua Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.