Suy nghĩ về hiện tượng vứt rác bừa bãi nơi công cộng của giới trẻ hiện nay

suy-nghi-ve-hien-tuong-vut-rac-bua-bai-noi-cong-cong-cua-gioi-tre-hien-nay

Suy nghĩ về hiện tượng vứt rác bừa bãi nơi công cộng của giới trẻ hiện nay

Đề bài: Trong bài viết “Cổng trời thất thủ” nhà báo Khải Đơn ghi lại những hình ảnh xấu của giới trẻ tại chùa Linh Quy Pháp Ấn – một địa điểm bỗng dưng nổi tiếng sau khi xuất hiện trong đoạn phim ca nhạc “Lạc trôi” của ca sĩ Sơn Tùng M-TP:

“Bằng một sự kiêu căng hồn nhiên, hay vô tâm bất cần, họ vứt lại giày rách, khẩu trang bẩn, vừa đi vừa hát như cắm trại, tay đeo găng, đầu đội nón bảo hiểm áo quần son phấn kool ngầu trẻ đẹp. Và đó là một chuyến thăm chùa – nơi có nhiều tu sĩ tập luyện ngồi thiền và đọc kinh nhiều giờ mỗi ngày. Họ bước vào nơi không phải nhà mình, nhổ nước bọt xuống, và trở về nhà với những tấm ảnh đẹp rực rỡ… như người văn minh ích kỷ và trịch thượng”.

(Theo https://news.zing.vn)

Em có suy nghĩ gì về hiện tượng trên, hãy trình bày bằng một bài văn nghị luận ngắn (khoảng một trang giấy thi).


  • Mở bài:

Bước vào cuộc sống văn minh hiện đại, mỗi cá nhân cần phải trang bị nhiều thứ để hòa nhập, trong đó có kĩ năng ứng xử văn hóa nơi công cộng. Đây là chuyện tuy nhỏ nhưng nhiều bạn trẻ thiếu ý thức, đã gây ra những hình ảnh phản cảm. Bài viết Những điều trông thấy nơi “Cổng trời thất thủ” của nhà báo Khải Đơn, một lần nữa phản ánh văn hóa ứng xử nơi công cộng quá kém ở một bộ phận giới trẻ hiện nay. Đọc bài viết, ta không ngừng xót xa và bức xúc về văn hóa ứng xử nơi công cộng và ý thức  giữ gìn môi trường, nhất là ở những nơi tôn nghiêm của của của các bạn trẻ ngày nay.

  • Thân bài:

Bài viết Cổng trời thất thủ” nhà báo Khải Đơn ghi lại chân thực những hành vi thiếu văn hóa của hàng nghìn bạn trẻ đến tham quan chùa Linh Quy Pháp Ấn – một ngôi chùa nổi tiếng sau phim ca nhạc của ca sĩ Sơn Tùng: họ vô tư xả rác, nói cười, hát hò ồn ào… làm mất đi vẻ đẹp thanh tịnh của chốn tôn nghiêm. “Họ bước vào nơi không phải nhà mình, nhổ nước bọt xuống, và trở về nhà với những tấm ảnh đẹp rực rỡ…như người văn minh ích kỷ và trịch thượng”. Từ những hình ảnh đó, bài báo đặt ra vấn đề “văn hóa ứng xử nơi công cộng” của giới trẻ.

Có thể hiểu văn hóa ứng xử nơi công cộng là toàn bộ hành vi, thái độ văn minh, lịch sự của mỗi cá nhân khi giao tiếp chỗ đông người. Toàn bộ những hành vi ấy cần phải phù hợp với các chuẩn mực xã hội đã đặt ra; đồng thời phải phù hợp với quy định, nguyên tắc của mỗi địa điểm nhất định.

Theo phản ánh của nhà báo Khải đơn, chùa Linh Quy Pháp Ấn là một ngôi chùa đẹp, yên tịnh và tôn nghiêm. Chùa tọa lạc ở vùng đất Lâm Đồng, nơi có khái hậu ôn hòa, quang cảnh rộng rãi, khoáng đạt. Hình ảnh ngôi chùa xuất hiện trong MV của ca sĩ Sơn Tùng, đã khiến các bạn trẻ rộn rịp tìm đến để chiêm ngưỡng. Thế nhưng, những hành vi xấu xí của họ (vứt giày rách, khẩu trang bẩn, vừa đi vừa hát, nhổ nước bọt….) đã xâm hại đến cảnh quan và làm mất đi vẻ đẹp của ngôi chùa.

Có thể thấy, đó chỉ là một câu chuyện điểm hình về hành vi thiếu lịch sự, tế nhị, ý thức kém của các bạn trẻ ở nơi công cộng. Thực tế, không chỉ ở chùa chiền, đình miếu, mà hiện tượng thiếu văn hóa, bất lịch sự, ý thức kém của giới trẻ còn diễn ra một cách vô tư, thiếu ý thức: chen lấn giành quà khuyến mãi, văng tục khi va chạm trên đường… ở khắp mọi nơi khiến xã hội vô cùng bức xúc.

“Văn hóa ứng xử nơi công cộng” cần phải được tôn trọng mọi lúc, mọi nơi, những hình ảnh phản cảm như bài báo đã nêu đem đến những mối lo ngại cho toàn xã hội. Những hành vi thiếu văn hóa của các bạn trẻ được nêu trong bài báo đã phần nào cho thấy đạo đức của họ có vấn đề: sống ích kỉ, chỉ biết thể hiện bản thân…

Thiếu tôn trọng nhau dễ dẫn đến mâu thuẫn, hậu quả khó lường. Ở những nơi tôn nghiêm như chùa chiền, đình miếu “văn hóa ứng xử” lại càng phải được tôn trọng vì đó không chỉ là nơi để tham quan mà quan trọng hơn là nơi thể hiện tín ngưỡng tôn giáo.

Hiện tượng ý thức văn hóa ứng xử nơi công cộng kém cỏi của các bạn trẻ nảy sinh từ nhiều lí do. Trước hết, cái “tôi” cá nhân ở các bạn trẻ quá lớn, chỉ biết thỏa mãn ý thích cá nhân, ý thích thể hiện mình mà không quan tâm đến lợi ích chung của cộng đồng. Bản thân các bạn không có y thức tôn trọng mọi người, tôn trọng moi trường công cộng.

Thái độ kiêu căng, trích thượng ấy nảy sinh từ đời sống vật chất thoải mái, dư giả cùng sự tác động từ các trào lưu văn hóa nước ngoài. Nhận thức lệnh lạc về bản thân và thế giới xung quanh khiến lòng tự trọng, tôn trọng, ý thức kỉ luật của các bạn trẻ không còn nữa. Hiện thực đó không khỏi khiến chúng ta lo lắng về văn hóa ứng xử của giới trẻ ở tương lai.

Việc giáo dục từ gia đình, nhà trường chưa đủ thuyết phục. Trong học tập, nhà trường và gia đình chỉ chú trọng giáo dục kiến thức, đề cao khát vọng làm giàu xem nhẹ nhiệm vụ rèn luyện đạo đức, xay dựng lối sống văn hóa lành mạnh, tiến bộ, tôn trọng và yêu thương lẫn nhau. Chính vì điều dó, các bạn trẻ ngày càng trở nên kiêu căng, trịch thượng và ích kỉ.

Ý thức cộng đồng của các bạn trẻ còn quá kém. Khi được hướng dẫn, nhắc nhở, các bạn còn thực hiện. Còn nếu không, các bạn trở nên tùy tiện, vô ý thức, sẵn sàng vi phạm các quy định. Thói tùy tienj và ỷ lại vốn ăn sâu bám chắc trong lối ứng xử của nhiều bạn trẻ hiện nay, thật khó khắc phục.

Các bạn trẻ bây giờ không có thói quan nói “lời cảm ơn” khi được ai đó giúp đỡ, không biết “nói lời xin lỗi” khi gây ra lỗi lầm, không biết khắc phục, sữa chữa khi gây ra hư hại. Biết nói lời cảm ơn, biết xin lỗi người khác, biết khắc phục lỗi lầm là những hành động văn hóa tối thiểu và cao quý của con người. Không làm được việc đó, tuổi trẻ khó làm được những việc lớn lao khác.

Văn hóa ứng xử kém của các bạn trẻ không những làm tổn hại đến nhiều công trình, địa điểm, gây ô nhiễm môi trường mà còn đã để lại những ấn tượng không đẹp về giới trẻ Việt Nam đối với khách du lịch nước ngoài. những vị khách nước ngoài sau khi du lịch ở nước ta, thường phàn nàn nhiều về văn hóa ứng xử của người Việt và rất ít du khách quyết định quay trở lại lần sau. Điều đó cũng thực đáng lo ngại.

Hành vi thiếu văn hóa nơi công cộng đáng phê phán. Dù bạn ăn mặc đẹp đến đâu, không biết tôn trọng mọi người xung quanh là thiếu tôn trọng bản thân mình. Nói nhu nhà báo Khải Đơn “bạn như người văn minh ích kỉ và trịch thượng”.

Muốn thay đổi thói quen và cách ứng xử của các bạn trẻ hiện nay, không gì quan trọng hơn là mỗi cá nhân phải tự ý thức về văn hóa ứng xử nơi công cộng, khi tham gia sinh hoạt vui chơi chốn đông người cần phải biết tiết chế mình, không nên vui quá đà mà hành xử không tốt.

Ở nơi công cộng cần có những tấm bảng tuyên truyền, nhắc nhở mỗi công dân sống có văn hóa trong một xã hội văn minh. Tuy nhiên, tự giác vẫn là ưu tiên hàng đầu bởi quá nhiều bản thông báo, hướng dẫn sẽ gây phản cảm mạnh.

Gia đình, nhà trường bên cạnh nhiệm vụ giáo dục kiến thức, cần tăng cường hơn nữa việc giáo dục ý thức cộng đồng, kĩ năng sống cho học sinh, kĩ năng giao tiếp có văn hóa nơi công cộng.

  • Kết bài:

Nền văn hóa của quốc gia nằm trong trái tim và tâm hồn của nhân dân. Con người không có văn hóa, xã hội ngay khi phát triển nhất cũng chỉ là rừng rậm. Văn hóa của mỗi con người vừa là năng lực được kế thừa từ truyền thống vừa được rèn luyện ở mỗi con người. Năn hóa ứng xử nơi công cộng của các bạn trẻ sẽ là yếu tố quyết định văn hóa của dan tộc ở mai sau. Từ bài viết này, mỗi người trong chúng ta hãy điều chỉnh lại bản thân để hành xử có văn hóa nơi công cộng, xây dựng văn hóa cộng đồng văn minh, tiến bộ và nhân văn hơn nữa.

6 Trackbacks / Pingbacks

  1. Suy nghĩ về văn hóa ăn mặc của học sinh và giới trẻ ngày nay - Thế Kỉ
  2. Suy nghĩ về vai trò của trang phục đối với con người - Theki.vn
  3. Hướng dẫn ôn tập và làm bài tập môn Ngữ văn 9 – Từ ngày 17/2 đến ngày 22/2/2020) - Theki.vn
  4. Nghị luận: "Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa" - Theki.vn
  5. Nghị luận: Văn học và tình thương - "Cái cốt lõi của văn học là lòng nhân ái” (Rasul Gamzatop) - Theki.vn
  6. Suy nghĩ về văn hóa giao tiếp, ứng xử của giới trẻ hiện nay - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.