Suy nghĩ về một số thói xấu ở một bộ phận không nhỏ của người Việt Nam hiện nay

suy-nghi-ve-mot-so-thoi-xau-o-mot-bo-phan-khong-nho-cua-nguoi-viet-nam-hien-nay

Suy nghĩ về một số thói xấu ở một bộ phận không nhỏ của người Việt Nam hiện nay.

Trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài), trước khi chết, nhân vật Dế Choắt đã nói với Dế Mèn: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy”.

Lời trăng trối đó của Dế Choắt khiến em có những suy nghĩ gì về một thói xấu ở một bộ phận không nhỏ của người Việt Nam và đang là vấn đề nóng khiến cả xã hội quan tâm ?


  • Mở bài:

– Nêu ngắn gọn nội dung đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”:
– Dẫn lời nhân vật Dế Choắt: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy”.
– Bài học cho Dế Mèn: hậu quả của thói hung hăng và sự xốc nổi.

  • Thân bài:

1. Giải thích:

“Thói hung hăng”: tính hiếu thắng, ỷ vào sức mạnh bắt nạt kẻ yếu…

“Có óc mà không biết nghĩ”: không cân nhắc mọi hành vi, lời nói của mình, không lường trước những hậu quả…

→ Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn từ lời trăng trối của Dế Choắt là: tính hung hăng hiếu thắng, cậy sức mạnh sẽ dẫn đến tai hại khôn lường.

2. Bàn luận mở rộng:

– Dẫn chứng về thói hung hăng, xốc nổi: Dế Mèn xem thường các loài vật xung quanh, sẵn sàng gây chuyện với bất cứ ai.

+ Thói xấu này thường thấy ở giới trẻ: bồng bột, xốc nổi, kiêu căng, ngạo mạn, không biết suy nghĩ trước sau.

+ Chỉ biết làm theo những gì mình thích, mình nghĩ.

+ Luôn tụ đề cao mình, cho phép mình tỏ ra oai quyền với người khác.

+ Muốn chứng tỏ sức mạnh và vị thế của mình…

+ Ví dụ dẫn chứng: bạo lực trên đường phố, trong học đường…

3. Tác hại của thói hung hăng, hống hách:

+ Dế Mèn gây ra cái chết cho Dế Choắt rồi ân hận suốt đời.

+ Những vụ ẩu đả nhau gây thương tích, dẫn đến tử vong.

+ Bản thân người gây ra hậu quả phải tự dằn vặt suốt đời, đối mặt với sự trừng phạt của pháp luật.

+ Mọi người xa lánh, chê cười…

+ Hình ảnh người Việt Nam xấu đi trong cách nhìn, cách đánh giá của người nước ngoài.

4. Nguyên nhân:

+ Từ lối sống ích kỉ, chỉ biết thỏa mãn tính hiếu thắng của mình.

+ Bắt chước phim ảnh xấu.

+ Muốn thể hiện “cái tôi” của mình.

+ Giáo dục từ gia đình, học đường chưa đủ sức thuyết phục.

+ Hoàn cảnh riêng: thiếu tình yêu thương và sự quan tâm của cha mẹ, bị chấn thương về tâm lí, tình cảm…

5. Giải pháp khắc phục:

+ Luôn biết tự kiểm soát mọi lời nói, hành vi của mình để tránh dẫn đến bạo lực. Khi có mâu thuẫn, cần tìm cách giải quyết tốt đẹp nhất, nhờ sự tư vấn của gia đình, thầy cô, chuyên gia tâm lí…
+ Luôn sống lạc quan và cởi mở, thân thiện với mọi người.

  • Kết bài:

Qua lời Dế Mèn, nhà văn Tô Hoài cảnh tỉnh mọi người, đặc biệt là giới trẻ tránh thói xấu hung hăng .“Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình.” (“Đời thừa” – Nam Cao).

Nghị luận: Thói quen xấu ban đầu là khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung nhà và cuối cùng trở thành ông chú nhà khó tính

2 Trackbacks / Pingbacks

  1. Nghị luận: Ý nghĩa của việc từ bỏ một thói xấu - Theki.vn
  2. Nghị luận: "Thói quen xấu ban đầu là khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung nhà và cuối cùng trở thành ông chú nhà khó tính" - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.