Đoạn văn

Hướng Dẫn Cách Viết Đoạn Văn Đối Với Học Sinh Bậc THCS (Lớp 7,8,9)

Viết đoạn văn trong chương trình tập làm văn của học sinh THCS yêu cầu cao hơn cả về nội dung và hình thức. Để đạt điểm cao khi viết đoạn văn, các em có thể áp dụng những bước sau:

– Bước 1: Xác định yêu cầu đề bài

Để tránh tình trạng viết lan man, không đúng trọng tâm đề bài, thao tác quan trọng đầu tiên các em cần làm là đọc kĩ đề bài để xác định: đối tượng cần viết? Dung lượng bài viết (Khoảng bao nhiêu chữ).

Ví dụ: Viết một đoạn văn cảm nhận về nhân vật Sơn Tinh

Đọc yêu cầu của đề bài, ta có thể xác định được đối tượng cần viết đoạn văn cảm nhận là nhân vật  Sơn Tinh trong Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh

–>  Từ đó ta có thể tìm ra một số ý chính cho đoạn văn:

+  nhân vật Sơn Tinh: sống ở núi cao Tản Viên, có tài năng rất kì lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây thì liền mọc lên từng dãy núi đồi.

+ thật tài giỏi, đã nhanh chóng tìm được lễ vật quý báu mà nhà vua chọn làm sính lễ,

+ đã chiến đấu kiên cường, bất khuất với chàng Thủy Tinh

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh đã để lại trong em nhiều suy nghĩ. Sơn Tinh sống ở núi cao Tản Viên, có tài năng rất kì lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây thì liền mọc lên từng dãy núi đồi. Sơn Tinh thật tài giỏi, đã nhanh chóng tìm được lễ vật quý báu mà nhà vua chọn làm sính lễ, đã chiến đấu kiên cường, bất khuất với chàng Thủy Tinh có tính hung hăng, không giữ lời. Dù Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, dâng nước ngập lên đến thành Phong Châu nhưng Sơn Tinh không hề nao núng kiên trì bốc núi, dời đồi suốt mấy tháng trời để ngăn dòng nước lũ. Dường như khi đọc đến đây em lại nghĩ đến cảnh hằng năm nước ta gặp rất nhiều trận bão lớn, khiến người dân điêu đứng, nhà cửa ruộng vườn chìm trong biển nước. Hình ảnh Sơn Tinh, vị thần dời núi, dời đồi ngăn chặn dòng nước ấy chính là vị thần luôn bảo vệ cuộc sống yên bình trong lòng người dân ta. Hình ảnh dời núi, dời đồi ấy còn phản ánh sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta hàng ngàn năm nay kiên trì đắp đê chế ngự nạn lũ lụt ở lưu vực sông Hồng hàng năm, đồng thời nói lên ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa để bảo vệ cuộc sống và mùa màng.

– Bước 2: Viết đoạn văn theo yêu cầu của đề

Sau khi đã xác định được yêu cầu đề bài và gạch ra được những ý chính cho bài viết, các em có thể bắt tay vào quá trình viết bài.

– Hình thức đoạn văn: Các em có thể lựa chọn một trong những hình thức: Quy nạp, Diễn dịch, Móc xích, Tổng-Phân-Hợp tùy theo mong muốn và ý tưởng cho bài viết của các em.

– Cấu trúc đoạn văn: Cần đảm bảo 3 phần: Mở đoạn, Thân đoạn và Kết đoạn.

+ Phần mở đoạn (Mở đầu): Giới thiệu về đối tượng cần trình bày cảm nhận/suy nghĩ.

+ Phần thân đoạn: Triển khai nội dung bài viết. Các em có thể dựa vào những ý chính vừa xác định để triển khai, phát triển ý cho đoạn văn, cần đảm bảo tính liên kết, logic giữa các câu.

+ Phần kết đoạn: Kết đoạn có nhiệm vụ kết thúc vấn đề. Các em có thể viết câu ngắn để khái quát nội dung vừa trình bày hoặc thể hiện cảm xúc cá nhân, mở rộng vấn đề để tạo sự thu hút với người đọc.

– Dung lượng bài viết: Thông thường, trong đề bài thường yêu cầu về dung lượng.

Ví dụ: Đoạn văn nghị luận 200 chữ liên quan tới dịch Covid-19

Khi viết đoạn văn các em cần đảm bảo yêu cầu của đề bài, tuy nhiên các em có thể viết dài hoặc ngắn hơn so với yêu cầu đề bài bởi đoạn văn đủ ý, nội dung sâu sắc thì dù các em có viết quá số chữ quy định thì bài viết của các em vẫn được điểm cao.

https://thuthuat.taimienphi.vn/cach-viet-mot-doan-van-hay-58766n.aspx

Để làm tốt tất cả các dạng đề bài trong Tập làm văn, bên cạnh bài Cách viết một đoạn văn hay, các em có thể tham khảo thêm phương pháp làm bài đối với nhiều dạng đề khác như: Cách viết một bài văn miêu tả hay, Cách viết bài văn nghị luận xã hội, Cách viết bài cảm nhận về một tác phẩm thơ, văn, Cách làm bài văn thuyết minh hay.

1. Các Dạng Đề Văn Miêu Tả Thường Gặp

– Về cơ bản, có 3 dạng đề văn miêu tả thường được đưa vào chương trình tập làm văn của học sinh lớp 3,4,5,6:

+ Văn tả vật (Tả đồ vật, con vật, cây cối): Dạng đề bài này thường yêu cầu các em miêu tả các loại đồ vật, cây cối, con vật gần gũi xung quanh nhằm rèn luyện kĩ năng quan sát, viết miêu tả theo cảm nhận.

+ Văn tả người: Thường là những đề bài yêu cầu tả chân dung, đặc điểm, tả người trong một trạng thái hoạt động nào đó ( Ví dụ: Tả cô giáo đang giảng bài, Tả mẹ đang nấu cơm dưới bếp…).

+ Văn tả cảnh: Thường là đề bài tả cảnh thiên nhiên như: khung cảnh làng quê, dòng sông, cánh đồng, đêm trăng đẹp… hay cảnh sinh hoạt như: phiên chợ ngày tết, buổi biểu diễn văn nghệ, buổi thi đấu thể thao…

 

2. Các Bước Làm Bài Văn Miêu Tả

* Bước 1: Xác định yêu cầu đề bài

Với đề văn miêu tả hay bất kì dạng đề nào cũng vậy, bước đầu tiên chúng ta cần làm là tìm hiểu đề và xác định yêu cầu của đề bài.

Các em cần xác định được đề bài thuộc dạng bài miêu tả nào (tả vật, tả người hay tả cảnh), đối tượng cần miêu tả là ai. Chẳng hạn: Đề bài yêu cầu tả một người bạn thân của em thì em cần xác định được đây là dạng bài tả người, đối tượng cần tả là người bạn thân của em, từ đó có những liên tưởng về người bạn ấy với những đặc điểm về ngoại hình, giọng nói, tính cách, những kỉ niệm đáng nhớ mà em và người bạn ấy đã trải qua, tình cảm của em với bạn…Việc xác định dạng bài, đối tượng miêu tả sẽ giúp các em định hình được nội dung và ý tưởng cho bài viết.

* Bước 2: Lập dàn ý

Lập dàn ý là việc tóm tắt nội dung, ý tưởng cho bài viết theo cấu trúc 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Trong phần dàn ý, các em có thể ghi lại những ý chính mà mình muốn triển khai trong bài viết. Việc lập dàn ý hỗ trợ đắc lực cho quá trình viết bài, qua dàn ý đã xây dựng, các em tránh được việc sót ý, lạc đề, đảm bảo tính mạch lạc và trình tự diễn đạt các ý.

Chẳng hạn: Lập dàn ý cho văn tả cảnh

– Mở bài: Giới thiệu về cảnh mình định tả (Cảnh ấy là gì? Em đã gặp ở đâu? Cảm xúc của em khi nhìn thấy cảnh vật ấy?)

– Thân bài: Tả chi tiết về cảnh vật:

+ Tả bao quát (Cảnh vật ấy như thế nào?)

+ Tả chi tiết (Cảnh vật vào các thời điểm trong ngày? Tả chi tiết từng vẻ đẹp trong cảnh vật mà em ấn tượng ( thời tiết, mây, gió, nắng…, hoạt động của con người…)

– Kết bài

Cảm nghĩ, tình cảm, nguyện vọng của bản thân.

>> Bài tham khảo Tả cảnh mùa gặt ở quê em.

* Nguyên tắc miêu tả:

– Để đảm bảo tính mạch lạc, hấp dẫn của bài văn, khi viết miêu tả các em cần đảm bảo trình tự:

+ Trình tự thời gian: Sáng-trưa-chiều-tối; theo mùa (Xuân- hạ-thu-đông), theo trình tự: Mở đầu- diễn biến- kết thúc.

+ Trình tự không gian: Từ bao quát đến khái quát, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong.

+ Với văn tả người cần miêu tả từ hình dáng đến tính cách

* Bước 3: Viết bài

– Dựa trên phần dàn ý đã lập, các em có thể hoàn thiện bài văn miêu tả của mình. Khi viết các em có thể thêm những câu so sánh để tăng tính hấp dẫn cho bài viết.

Chẳng hạn: Khi miêu tả nụ cười của mẹ, thay vì miêu tả một cách đơn giản nhất là “Nụ cười của mẹ em rất đẹp”, các em có thể thêm một vài câu so sánh, ví von để tạo ấn tượng cho nụ cười ấy như: “Nụ cười của mẹ rất đẹp, nụ cười tươi như hoa vừa nở sớm mai…”.

 

3. Cách Viết Mở Bài Và Kết Bài Cho Bài Văn Miêu Tả

Trong một bài văn miêu tả, phần thân bài thường là quan trọng nhất bởi đây là phần diễn đạt toàn bộ nội dung của bài miêu tả. Tuy nhiên, phần mở bài và kết bài cũng quan trọng không kém bởi nó tác động đến hứng thú của người đọc với bài văn ấy.

Để viết được mở bài và kết bài hay, các em có thể áp dụng các cách viết sau:

– Với phần mở bài: Có thể dẫn trực tiếp vào đối tượng cần miêu tả, có thể dẫn gián tiếp (giới thiệu bằng lời dẫn dắt hoặc bộc lộ cảm xúc của người viết về đối tượng miêu tả).

Dàn Ý Bài Văn Tả Mẹ Của Em (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu về mẹ của em

2. Thân bài

– Tả hình dáng của mẹ:

+ Dáng người thon gầy, cân đối

+ Khuôn mặt hiền lành, phúc hậu

+ Đôi mắt đen, dịu hiền

+ Nụ cười tươi tắn, rạng rỡ…(Còn tiếp)

Trong gia đình, mỗi thành viên đều là những người thân mà em yêu quý, trân trọng nhất. Trong đó, người mang đến cho em cảm giác ấm áp, yên bình nhất khi ở cạnh đó chính là người mẹ thân yêu của em.

Mẹ tựa như một nàng tiên trong truyện cổ tích, mọi công việc trong gia đình đều được mẹ chăm lo ổn thỏa. Mẹ em tuy chỉ là một người nông dân nhưng lại là người phụ nữ tuyệt vời nhất trong cuộc đời em. Ngày nào cũng vậy, bên cạnh công việc đồng áng vất vả, mẹ đều dành thời gian để chăm sóc cho gia đình và vườn cây nhỏ. Mẹ em nấu ăn rất ngon, để đảm bảo dinh dưỡng cho cả gia đình, mẹ thường xuyên thực đơn trong bữa cơm, món nào cũng thật ngon, thật bổ dưỡng. Không chỉ lo việc đồng áng, nhà cửa, mẹ luôn dành thời gian để giúp chúng em học tập, tâm sự trò chuyện với chúng em mỗi tối.

Mẹ em có dáng người thon thả, cân đối vì vậy nên không cần ăn mặc trưng diện, mẹ chỉ cần mặc lên người bộ quần áo lao động em cũng thấy mẹ thật đẹp. Đôi bàn tay mẹ do phải lao động vất vả mà đen sạm và nhăn nheo, mỗi lần nhìn thấy đôi bàn tay ấy em lại thương mẹ vô cùng. Vất vả là vậy nhưng mẹ em không bao giờ than thở, mẹ giấu đi sự cực nhọc của bản thân để mang đến cho chúng em những điều tốt nhất. Mẹ luôn yêu thương và hi sinh lặng thầm cho gia đình như vậy.

Mẹ là người em yêu quý nhất trên đời, em sẽ ngoan ngoan nghe lời, cố gắng học tập tốt để mẹ vui lòng và tự hào về em.

Cách viết bài cảm nhận về một tác phẩm thơ, văn

1. Xác Định Yêu Cầu Đề Bài

Xác định yêu cầu đề bài là bước không thể bỏ qua khi làm bất cứ dạng bài tập làm văn nào.

 

2. Đọc Và Nắm Vững Nội Dung Của Tác Phẩm

– Đọc lại tác phẩm (Thơ, văn) để nắm được nội dung của tác phẩm cũng như hình thành những cảm nhận, ấn tượng về đối tượng mình cần cảm nhận theo yêu cầu của đề bài.

– Ghi chú trong quá trình đọc, viết ra những cảm nhận hoặc những trích dẫn mà em cho là quan trọng mà mình dự định sẽ sử dụng trong bài cảm nhận của mình.

– Đặt câu hỏi trong quá trình đọc. Khi đọc tác phẩm, thay vì chỉ tìm hiểu nội dung tác phẩm các em cũng cần tự đặt ra những câu hỏi để tìm hiểu, phân tích bởi đây chính là điểm cộng trong bài cảm nhận của các em. Một bài văn cảm nhận sâu sắc về nội dung, mới mẻ trong cách tiếp cận, tìm hiểu vấn đề bao giờ cũng tạo ấn tượng với người đọc, người chấm.

– Một số gợi ý khi đọc tác phẩm:

+ Nội dung của tác phẩm này là gì?

+ Tác giả đề cập đến vấn đề trong đoạn này?

+ Nét đặc sắc trong nội dung, nghệ thuật của tác phẩm?

+ Tài năng của nhà văn/nhà thơ được thể hiện như thế nào qua cách sử dụng ngôn ngữ, các biện pháp nghệ thuật hay khi xây dựng tình huống.

 

3. Xây Dựng Dàn Ý

Xây dựng dàn ý là việc ghi lại những ý tưởng cho bài cảm nhận một cách khái quát qua cấu trúc: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

 

4. Bắt Tay Vào Quá Trình Viết Bài

– Từ ý tưởng đã có cùng với dàn ý đã xây dựng, các em có thể triển khai, phát triển nội dung thành một bài cảm nhận hoàn chỉnh. Chú ý trong quá trình viết bài, cùng với những phân tích những nội dung nổi bật của tác phẩm, các em cần đưa vào những đánh giá, cảm nhận của bản thân để bài cảm nhận trở nên sâu sắc, gợi cảm xúc nơi người đọc, người nghe.

– Cần đưa vào những trích dẫn trong văn bản thơ, văn để người đọc nhận diện được đối tượng cảm nhận, tăng tính trực quan cho bài viết, tránh tình trạng mơ hồ trong việc xác định đối tượng cảm nhận.

– Bên cạnh những trích dẫn của tác phẩm cần cảm nhận, các em có thể đưa thêm vào bài viết những dẫn chứng từ các tác phẩm khác để bài viết thêm phong phú, giàu sức thuyết phục.

– Soát lỗi chính tả trước khi nộp bài để bài cảm nhận được hoàn thiện cả về nội dung và hình thức.

Cách cảm nhận, phân tích một bài thơ, đoạn thơ

a) Thế nào là phân tich và cảm nhận một bài thơ, đoạn thơ?

– Phân tích: Học sinh dựa vào nội dung của tác phẩm để tìm ra những nội dung, những ý chính để làm bật lên giá trị tư tưởng của tác phẩm

– Cảm nhận: Học sinh dựa vào nội dung và nghệ thuật của tác phẩm để lựa chọn những câu thơ đắt giá để cảm nhận, lí giải. Khi phân tích một bài thơ, đoạn thơ thiên về cảm xúc, cái tôi của người viết được thể hiện rõ ràng hơn so với đề văn phân tích.

 

b) Quy trình phân tích một bài thơ, đoạn thơ?

– Xác định yêu cầu của đề:

– Xác định luận điểm chính của đề bài

– Lựa chọn các thao tác phù hợp

– Lựa chọn kiến thức cần vận dụng

– Lập dàn ý

– Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả tác phẩm:

– Thân bài: Khái quát giá trị nghệ thuật của tác phẩm, chọn các nội dung của bài thơ, đoạn thơ để tạo thành các luận điểm, luận cứ. Với đề bài cảm nhận ta nên thiên về lựa chọn các từ ngữ “ đắt ” mà tác giả đã sử dụng để làm bật lên giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm

+ Triển khai thành các đoạn văn, bài văn:

+ Nên triển khai thành ít nhất 4-5 đoạn văn theo hình thức diễn dịch hoặc quy nạp

+ Sắp xếp các đoạn văn theo thứ tự logic hợp lí

+ Đảm bảo đầy đủ về bố cục 3 phần của bài viết

Ví dụ: “Phân tích bài thơ đồng chí”

Để làm tốt yêu cầu này, các em học sinh phải nắm được những thông tin cơ bản về tác giả, hoàn cảnh ra đời, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Đồng thời, xây dựng được dàn ý đảm bảo các yêu cầu sau:

– Mở bài: Giới thiệu về tác giả Chính Hữu, khái quát hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

– Thân bài: Dựa vào hoàn cảnh ra đời để làm bật lên giá trị nghệ thuật của tác phẩm: + Thời kì kháng chiến chống pháp? Các chiến sĩ có những khó khăn như thế nào? Tình đồng đội ra sao?. Sau đó, xác định các luận điểm chính:

+ Hình ảnh người chiến sĩ được biểu hiện như thế nào? Thông qua những hình ảnh gì? ( Súng bên súng/ đầu sát bên đầu/)

+ Hoàn cảnh xuất thân ra sao?

+ Mục đích, lí tưởng chiến đấu như thế nào?

+ Họ cùng nhau vượt qua những khó khăn ra sao? (Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ)

– Phân tích và cảm nhận những từ ngữ “đắt” trong tác phẩm:

+ Tác dụng của 2 từ “đồng chí!”.

+ Hình ảnh đầu súng trăng treo có tác dụng như thế nào?

Chú ý: Các em có thể so sánh, liên hệ với bài thơ: “bài thơ về tiểu đội xe không kính” để làm bật lên giá trị tư tưởng của tác phẩm.

– Kết bài: Khái quát được nội dung của tác phẩm và liên hệ cá nhân.

Làm thế nào để viết một bài văn (văn cảm thụ) hay?

Trước hết, cảm thụ văn học chính là đi tìm vẻ đẹp, cái hay của những bài thơ, bài văn.. Để giúp các em biết cách cảm thụ một đoạn thơ, đoạn văn và viết được đoạn văn cảm thụ vừa đúng vừa hay, các em làm theo các gợi ý dưới đây:

+ Bước 1: Đọc kĩ đoạn văn, đoạn thơ cần tìm hiểu

+ Bước 2: Nội dung đoạn văn, đoạn thơ nói lên điều gì?

+ Bước 3: Tìm hiểu về nghệ thuật có trong bài ( cách dùng từ, đặt câu, biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ,…)

+ Bước 4: Những suy nghĩ, cảm xúc của em và rút ra bài học (nếu có) khi đọc đoạn văn, đoạn thơ đó.

+ Bước 5: Sắp xếp các nội dung trên thành một đoạn văn ngắn, có câu mở đầu, câu kết đoạn.

 

 

*******************************************

Cách viết bài văn nghị luận xã hội

Dạng bài nghị luận xã hội nhằm kiểm tra hiểu biết, vốn sống và những suy nghĩ của người học trước những vấn đề xã hội nổi bật. Văn nghị luận xã hội thường tập trung vào những vấn đề xã hội đang được quan tâm, những vấn đề mang giá trị giáo dục, hình thành, phát triển nhân cách cho con người. Qua việc nhận định, đánh giá những vấn đề xã hội, người học sẽ có thêm những nhận thức đúng đắn cũng như những kinh nghiệm sống cần thiết.

 

I. Các Dạng Đề Nghị Luận Xã Hội Thường Gặp

Có 2 dạng đề nghị luận xã hội thường gặp là:

+ Nghị luận về một hiện tượng đời sống: Là những hiện tượng xã hội nổi bật, đang được xã hội quan tâm.

Ví dụ: Hiện tượng hút thuốc lá, bạo lực học đường, mê tín dị đoan

 

+ Nghị luận về một tư tưởng đạo lí:Là việc bàn luận, đánh giá về một vấn đề thuộc lĩnh vực đạo đức, tư tưởng, quan điểm nhân sinh.

Ví dụ: Lòng khoan dung, tình đoàn kết, nghị lực sống…

 

II. Các Bước Làm Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

– Bước 1: Xác định yêu cầu đề bài

Cần đọc kĩ, xác định yêu cầu đề bài để biết được đề yêu cầu nghị luận về một tư tưởng đạo lí hay một hiện tượng của đời sống.

– Bước 2: Lập dàn ý

Mục đích:

+ Ghi lại những ý tưởng cho bài viết, tránh quên ý, bỏ sót ý.

+ Giúp trình bày khoa học, mạch lạc với nội dung thống nhất.

+ Chủ động trong việc triển khai các ý chính/luận điểm của bài viết, tập trung vào những luận điểm quan trọng, tránh được tình trạng lan man, dài dòng ở những nội dung chưa thực sự quan trọng.

– Bước 3: Viết bài

Dựa trên những luận điểm chính đã xây dựng trong phần dàn ý, các em có thể viết thành một bài văn hoàn chỉnh. Tuy nhiên, để bài văn có sức hấp dẫn, thuyết phục với người đọc, các em cần chú ý những điểm sau:

+ Tạo ra sự liên kết giữa các luận điểm, các ý nhằm làm nổi bật đối tượng, nội dung cần nghị luận.

+ Đưa vào những dẫn chứng phù hợp, đảm bảo tính thực tế, khách quan.

+ Lập luận chặt chẽ, cô đọng

+ Cần đưa vào những quan điểm, đánh giá của bản thân (đồng tình, không đồng tình, ca ngợi, phê phán…)

+ Chỉ ra bài học trong nhận thức và kêu gọi hành động.

 

III. Phương Pháp Làm Bài Nghị Luận Với Từng Dạng Đề Cụ Thể:

 

1. Nghị luận về tư tưởng đạo lí

a. Mở bài

Giới thiệu về tư tưởng đạo lí cần nghị luận (Có thể giới thiệu trực tiếp hoặc dẫn dắt qua một câu chuyện hay suy nghĩ của người viết). Tham khảo hướng dẫn Cách mở bài nghị luận xã hội để có nhiều cách mở bài hay, cuốn hút.

Ví dụ:

Đề bài: Nghị luận xã hội về hạnh phúc

– Mở bài trực tiếp: Ai cũng hi vọng cuộc sống của mình sẽ hạnh phúc, viên mãn. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu hết, hiểu đúng ý nghĩa của hạnh phúc trong cuộc sống của chính mình.

– Mở bài gián tiếp: Có những người dành cả tuổi thanh xuân, cả cuộc đời để đi tìm câu trả lời cho sự hạnh phúc, nhưng đến cuối cùng khi gối đã mỏi, lưng đã còng, nhìn lại con đường mình đi qua họ lại chẳng cảm thấy bản thân mình đã đi đúng hướng. Cũng có những người sống đơn giản chỉ là sống và hưởng thụ cuộc đời, họ không quá kén chọn hay khắt khe về khái niệm hạnh phúc, thì đến khi tóc đã bạc, da đã có những vết đồi mồi họ lại mỉm cười thật mãn nguyện. Điều đó khiến chúng ta luôn có một thắc mắc hạnh phúc là gì, làm thế nào để hạnh phúc, hay tôi đã hạnh phúc chưa,… Đó luôn luôn là vấn đề nan giải, giống như khi người ta hỏi về tình yêu vậy, nhưng có lẽ hạnh phúc chỉ đơn giản là cách mà chúng ta nhìn nhận vấn đề và cuộc sống – Hạnh phúc sẽ đến từ tâm hồn của mỗi cá nhân.

>> Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.

b. Thân bài

– Cắt nghĩa nội dung tư tưởng, đạo lí

+ Giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lí

+ Cắt nghĩa các từ ngữ, thuật ngữ, tìm ra nghĩa đen, nghĩa hàm ẩn (nếu có).

+ Khái quát ý nghĩa chung của của tư tưởng, đạo lí hoặc trình bày quan điểm, đánh giá của người viết về tư tưởng, đạo lí ấy.

– Phân tích, chứng minh:

+ Chỉ ra tính đúng đắn của tư tưởng, đạo lí

+ Chứng minh bằng những phân tích, dẫn chứng cụ thể

+ Nhấn mạnh tầm quan trọng của tư tưởng đạo lí với cuộc sống con người.

– Bình luận, mở rộng, liên hệ thực tế

+ Chỉ ra và phê phán những biểu hiện sai lệch đang tồn tại trong xã hội.

+ Đưa vào những dẫn chứng cụ thể.

– Rút ra bài học nhận thức và hành động.

c. Kết bài

– Khái quát giá trị của tư tưởng đạo lí vừa nghị luận.

 

2. Nghị luận về một hiện tượng xã hội

a. Mở bài

Giới thiệu hiện tượng xã hội cần nghị luận

b. Thân bài

– Giải thích ngắn gọn về hiện tượng của đời sống

– Nêu thực trạng của hiện tượng trong đời sống

– Chỉ ra tác động, ảnh hưởng của hiện tượng ấy đối với cuộc sống của con người.

– Giải thích nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xã hội đang nghị luận (nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan).

– Đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng đời sống.

c. Kết bài

– Khái quát về vấn đề đang nghị luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang