Cảm nhận ý nghĩa bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên. Từ đó hãy liên hệ với khổ thơ hoặc đoạn thơ khác bày tỏ sự ngợi ca tình cảm của mẹ thể hiện trong những lời ru mà em biết để thấy điểm gặp gỡ giữa những tác giả
Đề bài:
“Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ!
Cành cỗ mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!
Trong lời ru của mẹ thẩm hơi xuân,
Con chưa biết con cò, con vạc,
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát,
Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân. ‘
Mai khôn lớn, con theo cò đi học,
Cánh trắng cò bay theo gót đôi Lớn lên, lớn lên, lớn lên…
Con làm gì?
Con làm thi sĩ!
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn…”
(Con cò – Chế Lan Viên)
Cảm nhận đoạn thơ trên. Từ đó hãy liên hệ với khổ thơ hoặc đoạn thơ khác bày tỏ sự ngợi ca tình cảm của mẹ thể hiện trong những lời ru mà em biết để thấy điểm gặp gỡ giữa những tác giả khỉ viết về nội dung này.
- Mở bài:
Chế Lan Viên nổi tiếng từ phong trào Thơ mới, là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỉ XX với phong cách nghệ thuật rõ nét, độc đáo, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại. Tác phẩm được sáng tác năm 1962, in trong tập thơ Hoa ngày thường Chim bảo bão. Không chỉ trí tuệ độc đáo, đoạn thơ “Ngủ yên! Ngủ yên! Cò chớ sợ!…
Tác giả đã khai thác và xây dựng ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò mang ý nghĩa ẩn dụ. Hình tượng trung tâm trong bài thơ là cánh cò nhưng cảm hứng chủ đạo lại là tình mẹ. Hình ảnh con cò đã gợi ý nghĩa biểu tượng về tình mẹ: là tình yêu thương thiết tha của người mẹ đối với con; là sự nâng đỡ dịu dàng của mẹ dành cho con, tấm lòng ấy theo con suốt cả cuộc đời.
Trong đoạn thơ này, nhà thơ đã ngắt dòng thơ của mình thành ba câu cảm thán, như một lời vỗ về, dỗ dành đứa con đang trong giấc ngủ: “Ngủ yên! Ngủ yên Ị Cò ơi, chớ sợ!” Con còn chưa biết, chưa hiểu lời mẹ hát nhưng giọng tình cảm âu yếm ấy sẽ là vành nôi ru con vào giấc ngủ.
Hơn thế, tác giả còn nhắc đến thân phận yếu đuối của người phụ nữ và nỗi vất vả gian truân trong cuộc mưu sinh để nuôi con âm thầm, khi bên ngoài xã hội còn nhiều cạm bẫy đang chực chờ. Mặc dù người mẹ biết con mình còn quá bé bỏng trước cuộc đời nhưng qua lời hát ru, người mẹ muốn để con hình thành tình yêu thương đối với những gì thuộc về quê hương, đất nước, hiểu được tình thương bao la mà mẹ dành cho con. Bên cạnh đó, mẹ muốn con hãy yên tâm trước cuộc đời, vì đã có mẹ chở che: ‘‘Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng”.
Ở đoạn đời đầu tiên khi con còn ẵm ngửa, tình mẹ gửi trong từng câu hát ru quen thuộc. Trong câu hát có hình ảnh quê hương, có hình ảnh những cuộc đời lam lũ, tảo tần một nắng hai sương nuôi con khôn lớn. Thấm đẫm trong lời hát là những xúc cảm yêu thương trào dâng trong trái tim của mẹ. Những xúc cảm yêu thương ấy làm nên chiều sâu của lời ru, mang đến cho con giấc ngủ yên bình. Vì thế dù là không hiểu, dù là cảm nhận vô thức nhưng trái tim bé nhỏ của con đã được hiểu thế nào là tình mẹ: “Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân Đoạn thơ khép lại bàng những giấc nồng say của trẻ thơ, bằng những hình ảnh đày hạnh phúc của mẹ và con trong khung cảnh thanh binh của cuộc sống.
Đến đoạn thơ sau tác giả lại khơi gợi bao ý nghĩa sâu sắc khác:
“Mai khôn lớn, con theo cò đi học,
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân.
Lớn lên, lớn lên, lớn lên”.
Khi con lớn, bước những bước đầu tiên trên con đường tìm kiếm tri thức, cò là người bạn song hành cùng con trên chặng đường đó, sự gắn bó thiết thân được tác giả viết với lối cấu trúc sóng đôi thể hiện sự xoắn xuýt, hòa quyện: “con theo cò đi học”, “Cảnh trắng cò bay theo gót đôi chân”. Ngày đầu tiên con đi học, cánh cò đã dẫn bước con đi, mẹ đã cầm tay con những ngày chập chững đi học lấy con chữ. Đôi cánh cò, như lòng mẹ, niềm tin của mẹ dành cho con nâng bước con khôn lớn lên từng ngày, “bay theo gót đôi chân khi con vươn mình bay lên chạm, đến những ước mơ con hằng mong mỏi.
Và hy vọng – cánh cò là hành trang mẹ gửi theo con từ giấc ngủ bé thơ, còn mẹ, mẹ ở lại đây dõi theo bước con; Chế Lan Viên sử dụng nghệ thuật điệp từ lần thứ hai trong đoạn thơ này. “Lớn lên, lớn lện, lớn lên… ”nhấn mạnh sự trưởng thành từng ngày của con, cũng như ý muốn nói lòng mẹ vô tận theo con không nề hà năm dài tháng rộng. Con dần trưởng thành, cánh cò cũng theo con mà lớn lên, lại vẫn nâng đỡ hàng ngày khi con chợt vấp ngã, nâng con dậy để con bựớc đi.
Rồi một ngày, khi con đến bước ngoặt của cuộc đời, cò vẫn ở bên con:
“Con làm gì?
Con làm thi sĩ!
Cánh cò trang lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hoi mát câu văn…”
“Con làm gì? ”, “Con làm thi sĩ”. Đó là ước mơ, là con đường mà con đã chọn. Khi con lớn hơn, chập chững trên đường đời để khẳng định sự tồn tại, khẳng định giá trị của bản thân, khi con khao khát làm thi sĩ ngợi ca cuộc đời, cò lúc này không còn chỉ đơn thuần là người bạn thiết thân cùng ăn, cùng ngủ, cùng cắp sách đến trường, mà cò đã trở thành biểu tượng của cuộc sống tươi đẹp, biểu tượng của cảm hứng nghệ thuật.
Ở đoạn này, ngoài việc tiếp tục sử dụng biện pháp điệp ngữ đối với cụm “lóm lên ”, Chế Lan Viên còn sử dụng cấu trúc đối đáp (hỏi và trả lời) tạo sự đa dạng cho giọng điệu đoạn thơ. Nhịp điệu dài ngắn với khoảng lặng ở câu cuối tạo âm hưởng ngân nga của lời ru những buổi trưa hè. Từ việc hỏi “lớn lên con làm gì” để nhận lời đáp “con làm thi tác giả đã có cơ sở để thể hiện sự chăm lo, hi sinh của cò dành cho con, “trắng cò lại bay hoài không nghỉ” chấp cánh, nâng bước con suốt cuộc đời giúp cho giấc mơ con đạt thêm trọn vẹn, cũng như theo con cả trên con đường đời con đi.
“Hiên nhà”, nơi mẹ tất tả, đi ra đi về, cũng như nơi mẹ chờ con, cánh cò đời mẹ cũng luôn hiện diện. Và trong những câu thơ, câu văn của con, cánh cò ấy, từ tâm thức những ngày xưa mẹ ru, vẫn tung cánh bay đi làm đẹp cho đời, đem cánh cò yêu thương đi khắp thế gian… Cánh cò từ khi nào đã trở thành máu thịt cuộc đời con, làm nên “hơi mát” cho câu vãn thi sĩ của con.
Xuyên suốt đoạn thơ, hình ảnh Mẹ và Cánh cò quyện chặt khó phân biệt, những hình ảnh lại có sức liên tưởng, tưởng tượng mạnh mẽ độc đáo, mỗi hình ảnh này là chứa một phần hình ảnh kia, thi nhân đã khái quát nó thành triết cảm, thành tình mẫu tử thiêng liêng cao vời. Phải sống trong tình yêu thương ấy, nghe lại những lời ru ấy, ta mới cảm nhận được, chợt ngộ ra ràng lòng mẹ cao đẹp, vĩ đại biết bao.
- So sánh:
Ngợi ca tinh cảm của mẹ thể hiện trong những lời ru không chỉ có tác phẩm Cọn cò của Chế Lan Viên. Đoạn thơ: “Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi… Mai sau con lớn phát mười Ka-li” (trích trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm) đã khắc họa hình ảnh bà mẹ Tà-ôi đầy xúc động. Người mẹ xuất hiện với bao công việc khó nhọc, với tình yêu thương con tha thiết khi luôn khẳng định con là nguồn sáng, sự sống của mẹ, với ước mong con con mạnh vượt bậc, trưởng thành nhanh chóng từ trong khó nhọc gian lao.
Ấn tượng hơn, hòa vào tình cảm thiêng liêng sâu sắc ấy là tình cảm chung, tình cảm với bộ đội, với buôn làng, với cách mạng. Nội dung này được chuyển tải bằng những hình ảnh thơ có ý nghĩa biểu tượng, sử dụng linh hoạt nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại và kết cấu nghệ thuật ấn tượng (lặp lại giống những giai điệu của khúc hát ru và mang âm hưởng của lời ru). Có thể nói cả hai đoạn thơ đều bày tỏ sự ngợi ca tình cảm của mẹ thể hiện trong những lời ru. Cả hai đoạn thơ đều giúp người đọc nhận thức sâu sắc hơn về giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm, cũng như thấm thìa hơn tình cảm của tác giả thể hiện trong bài thơ.
- Kết bài:
Đều viết theo thể thơ tự do, với hình ảnh thơ có ý nghĩa biểu tượng, dù vừa mang đậm chất ca dao hay lời ru miền núi, cả hai tác giả đã thể hiện được cảm chân thành, thấm thìa tình mẫu tử thiêng liêng không gì sánh nổi. Chính những điều đó đã khiến những bài thơ trên sống mãi trong lòng người.