Những nhận định văn học hay về bài thơ “Viếng lăng Bác” và nhà thơ Viễn Phương
– Bài thơ “Viếng lăng Bác” thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.
– Viếng Lăng Bác là một nén tâm hương mà Viễn Phương thành kính dâng lên Người.
– Bốn khổ thơ, khổ nào cũng đầy ắp ẩn dụ, những những ẩn dụ đẹp và trang nhã, thể hiện sự thăng hoa của tình cảm cao cả, nâng cao tâm hồn con người Viếng Lăng Bác của VP là một đóng góp quý báu vào kho tàng thi ca viết về Chủ Tich Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại kính yêu của dân tộc.
– “Viếng lăng Bác” là bài thơ giàu chất suy tưởng,chất trữ tình đằm thắm với cách sử dụng nhiều luyến láy ngôn ngữ ,phong phú âm điệu khiến bài thơ mau chóng được đông đảo bạn đọc tiếp nhận.
– Có thể nói bài thơ là một thứ tiếng lòng giản dị, hồn nhiên mà âm vang của nó còn làm thổn thức lòng người mãi mãi.
– Quanh lăng Bác trồng rất nhiều loại cây có ở mọi miền đất nước. Viễn Phương đã chọn cây tre, thứ cây không nơi nào không có, nhất là những vùng nông thôn. Tre xanh xanh tự bao giờ/Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh. Hình ảnh đầu tiên mà nhà thơ nhìn thấy trên đường vào viếng lăng Bác là “hàng tre bát ngát trong sương”. Hàng tre xanh xanh Việt Nam tạo cảm giác thân thương, gần gũi biết bao. Có một làng quê Việt Nam giữa lòng Hà Nội, nơi Bác nằm yên nghỉ “trong giấc ngủ bình yên”.
– Hình ảnh Bác Hồ là trung tâm của bài thơ. Những hình ảnh ẩn dụ trong bài về Bác nhấn mạnh vào sự trường tồn, vĩnh cửu của Bác, của những tư tưởng, tình cảm mà Bác để lại cho dân tộc. Nếu mặt trời gợi lên sự lớn lao, vĩ đại thì vầng trăng lại gợi lên vẻ thanh cao, trong sáng. Một bên là vẻ đẹp của trí tuệ, tư tưởng, một bên là vẻ đẹp của tâm hồn, tình cảm.
– Về câu thơ: “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi / Mà sao nghe nhói ở trong tim”. Vẫn biết chuyện sống chết là quy luật ở đời không ai tránh khỏi, vẫn biết di sản quý báu Bác để lại cho dân tộc sẽ còn mãi mãi (như trời xanh, như trăng sao) mà sao vẫn không thể kìm được lòng mình khi đứng trước di hài Bác. Cứ ngỡ như vô lí (trong nhận thức) ấy cũng lại là cái có lí bởi nó nằm trong một quy luật tình cảm khác, quy luật của tình cảm.
– Thơ Viễn Phương nền nã, thì thầm, man mác, bâng khuâng, day dứt, không gút mắt, cầu kỳ, kênh kiệu, khoa ngôn. Hình ảnh nào trong đời sống anh cũng tìm thấy chất thơ. Không đợi đến Tiếng tù và trong sương đêm, Hoa lục bình trôi man mác tím, bông lau bát ngát nắng chiều hay Chòm xanh điên điển nhuộm vàng mặt nước… Một mái lá khô hanh trong rừng vắng anh cũng đưa vào đấy cái thực, cái hư, rất thơ mà thực, rất thực mà thơ.
– Viễn Phương là một con người rất đa mang, rất nặng lòng với quá khứ, với cách mạng, quá khứ
đấu tranh của dân tộc lẫn vào sâu sắc với thơ anh, với hồn anh, với đời anh.
– Cũng như Tố Hữu, Viễn Phương có một mối tình lớn nhất, thuỷ chung nhất trong thơ: đó là mối tình với cách mạng.
– Thơ Viễn Phương chân tình, đằm thắm, chân thực. Anh viết trong trào lưu thơ cách mạng – chiến đấu nhưng bằng kinh nghiệm sống và chất tâm hồn của riêng anh. Nhiều bài thơ của anh đã nổi tiếng, trở thành bài hát được mọi người yêu mến.
– Thơ Viễn Phương nền nã, thì thầm, man mác, bâng khuâng, day dứt, không gút mắt, cầu kỳ, kênh kiệu, khoa ngôn. Hình ảnh nào trong đời sống anh cũng tìm thấy chất thơ”
– Trong thơ, Viễn Phương ít có sự bứt phá, thơ của ông giản dị, thiên về tự sự, phản ánh hiện thực.