chung-minh-lao-dong-la-nguon-goc-cua-van-nghe

Nghị luận: Chỉ có người nào nói được với mọi người những điều mới mẻ, có ý nghĩa và thú vị, nhìn thấy những gì mà người khác không nhận ra, người đó mới có thể là nhà văn

Trong bài Truyện ngắn đầu tiên, K. Pauxtopxki cho rằng: “Chỉ có người nào nói được với mọi người những điều mới mẻ, có ý nghĩa và thú vị, nhìn thấy những gì mà người khác không nhận ra, người đó mới có thể là nhà văn”. (“Bông hồng vàng và bình minh mưa”, NXB văn học, 1999, tr.56)
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua một tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn 11.

1. Giải thích.

– Những điều mới mẻ, có ý nghĩa và thú vị là vấn đề tư tưởng đọc đáo, sâu sắc, có giá trị nhân sinh lớn lao,… được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật độc đáo.

– Nhìn thấy những gì mà người khác không nhận ra là cái nhìn cuộc sống mang tính khám phá và phát hiện của nhà văn.

→ Ý kiến của Pauxtopxki là một định nghĩa về nhà văn với phong cách nghệ thuật độc đáo.

2. Lí giải.

Nhà văn cần phải có phong cách nghệ thuật độc đáo là bởi vì:

– Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo. Vì vậy nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong tác phẩm. Nhà văn phải là những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có (Nam Cao).

– Văn học lấy chất liệu từ cuộc sống. Hiện thực cuộc sống luôn là mảnh đất màu mỡ để nhà văn không ngừng sáng tạo. Nhưng cuộc sống dẫu đa dạng, phong phú vẫn có giới hạn. Vì vậy, có khi viết về một đề đề tài cũ nhưng nhà văn phải có cái nhìn khám phá những điều mới mẻ, thú vị mà người đọc không nhận ra. Có như vậy tác phẩm mới có giá trị và khơi gợi được hứng thú ở người đọc.

– Hơn nữa, phong cách nghệ thuật là yếu tố góp phần tạo nên sự phát triển đa dạng, phong phú cho văn học; là một tiêu chí để đánh giá chính xác vai trò cũng như vị trí của nhà văn trên văn đàn. Bởi chỉ những nhà văn thực thụ, có tài năng và tâm huyết mới tạo nên cho mình những phong cách nghệ thuật độc đáo. Phong cách nghệ thuật của nhà văn được biểu hiện qua tác phẩm cả về nội dung lẫn hình thức. Tác phẩm ấy bao giờ cũng thể hiện cách nhìn nhận, khám phá đầy mới lạ, độc đáo về cuộc sống; hướng đến những nội dung, chủ đề mới; mang một giọng điệu riêng và có những sáng tạo nghệ thuật độc đáo,..

3. Phân tích, chứng minh:

– Quá tác phẩm ấy, tác giả đã mang đến những cái nhìn, phát hiện mới mẻ gì về hiện thực cuộc sống?

– Tác phẩm ấy đã gửi gắm đến bạn đọc những tư tưởng gì mới mẻ, sâu sắc?

– Tác giả đã chuyển tải bức thông điệp của mình bằng những hình thức nghệ thuật độc đáo như thế nào?

– Từ đó đánh giá về tác phẩm và khái quát phong cách nghệ thuật của tác giả.

4. Đánh giá, mở rộng, nâng cao.

– Đây là ý kiến đúng đắn, giúp ta thấy được tầm quan trọng của cá tính sáng tạo, phong cách nghệ thuật của nhà văn trong quá trình sáng tác.

– Nhận định đã đặt ra yêu cầu đối với người sáng tác và người tiếp nhận:

+ Với người sáng tác: Phải sống sâu sắc, có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, trí tưởng tượng phong phú và có tài năng nghệ thuật độc đáo.

+ Với người tiếp nhận: Phải biết trân trọng những đóng góp mới mẻ, giá trị của nhà văn qua tác phẩm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang