Thuyết minh về A. Einstein-Thiên tài kiệt xuất của mọi thời đại

a-eintein-thien-tai-kiet-xuat-cua-moi-thoi-dai

Vượt qua chính mình để trở thành thiên tài kiệt xuất của mọi thời đại

  • Mở bài:

Khi nhắc đến thế kỉ 20, nhất định phải nhớ đến, một nhà khoa học vĩ đại của nhân loại từ xưa đến nay và mãi mãi. Einstein đã sống trong một thời đại khốc liệt và đã có một cuộc đời thật dữ dội. Ông đã vượt lên trên tất cả trở thành một thiên tài kiệt xuất của mọi thời đại. “Ông giỏi hơn bất kỳ ai trước hoặc sau ông” như Abraham Pais đã nói.

  • Thân bài:

Cuộc đời bất hạnh và rực rỡ của một thiên tài. Không như những đúa trẻ khác lên 3 tuổi mà Einstein vẫn chưa nói. Cậu phát âm tiếng Đức rất khó khăn, lại chỉ thích thui thủi một mình. Einstein chẳng muốn chơi với ai và cũng chẳng ham thích điều gì. Điều này làm cho bố mẹ cậu vô cùng lo lắng.

Khi đi học, cậu tỏ ra là một cậu bé lầm lì Không khi nào Einstein nghe thầy giáo giảng bài. Cậu thật ít khi  thuộc bài và thường xuyên bị điểm kém. Không bao giờ cậu chịu tuân thủ theo lời thầy giáo, cứ một mình một ý. Dường như, thái độ của cậu là chống lại sự giáo dục của người khác.

Một ngày, thầy chủ nhiệm gọi bố Einstein vào trường và phàn nàn: “Em là một cậu bé khác người, cô độc, khờ khạo và vô kỷ luật. Sau này, chắc chắn em không thể thành công về bất cứ điều gì”. Ông khuyên nên đem Einstein về nhà, mở một tạp hóa nhỏ cho cậu ấy trông coi.

Einstein bị xem như một con người “không trí tuệ” và hoàn toàn vô dụng. Cậu không có bạn bè. Cả thế giới của cậu hoàn toàn im lặng, cô độc và trầm tư đến đáng sợ. Không ai có thể thấu hiểu và bước vào thế giới ấy.

Suốt quãng đời thanh niên, Einstein cũng chẳng có tiếng tăm gì. Chẳng có ai để ý tới chàng trai mảnh khảnh, kỳ dị, kém cỏi, khác người này. Ở lớp đại học, cậu cũng xếp cuối lớp. Khi bạn bè của cậu trở thành những giáo sư, nhà nghiên cứu có thành tựu rực rỡ thì Einstein vẫn là một con người tầm thường. Thậm chí cậu còn gặp nhiều khó khăn khi xin một chân trợ giảng trong trường đại học.

Thế nhưng tất cả những điều đó không làm cho ông chán nản mà còn tiếp thêm cho ông sức mạnh. Những bài nghiên cứu đầu tiên đặt nền móng cho Thuyết tương đối hẹp sau này của Einstein không được để ý. Thậm chí nó còn bị báng bổ, phủ nhận một cách thảm hại bởi không ai có thể hiểu nó. Tuy có một vài nhà khoa học đã phát hiện điều mới mẻ và đề nghị xem xét. Nhưng những công trình của ông sau đó mau chóng bị dẹp bỏ.

Cả thế giới không ai hiểu ông. Ý tưởng đó, ngay đến bây giờ, cũng còn có người ngờ vực, huống hồ lúc ấy. Ông như một ngư dân đơn độc chèo con thuyền độc mộc vượt qua biết bao bão tố biển khơi. Thậm chí, năm 1921, Hội đồng khoa học Hoàng gia Thụy Điển trao giải Nobel cho công trình Hiệu ứng quang học chứ không phải là Học thuyết tương đối của ông.

Đời sống gia đình của Einstein cũng có nhiều trắc trở. Hai lần kết hôn và có tất cả 3 người con nhưng chỉ có một người trưởng thành và sau này cũng trở thành nhà vật lí nổi tiếng. Bất hạnh trong đời sống gia đình khiến ông đau khổ và lao vào nghiên cứu để cố quên đi nỗi đau này.

Ông cũng được coi là một trong những nhà hoạt động xã hội vĩ đại của thế kỉ 20. Ông cống hiến trọn đời cho khoa học, đấu tranh vì sự tiến bộ của khoa học và xã hội loài người. Có thể nói Einstein là biểu tượng rực rỡ cho tinh thần hi sinh vì khoa học, tận hiến sức mình vì một thế giới tiến bộ, công bằng và văn minh. Sự nghiệp khoa học của ông mãi mãi là một kì quan để người đời ngưỡng mộ và chiêm ngưỡng.

Những đóng góp quan trọng của Einstein trong khoa học: Ông nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khoa học. Ở lĩnh vực nào ông cũng đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, đặt nền móng cho sự phát triển của chuyên ngành. Nổi bậc nhất là Thuyết tương đói hẹp, Thuyết tương đối rộng, Học thuyết lượng tử, Hiệu ứng quang học. các nghiên cứu về photon,… Einstein cũng có đóng góp quan trọng trong nghiên cứu phát triển năng lượng nguyên tử trong thế kỉ 20.

Nếu Edison được tôn vinh là vua sáng chế của thế kỉ thì Einstein có thể xem là vua của trí tuệ nhân loại. Ông sáng tạo không ngừng nghỉ. Ông đi sâu vào các lĩnh vực khó nhất với lòng kiên trì cao độ. Ở lĩnh vực nào ông cũng tỏ ra xuất sắc. Einstein cũng là một trong nhưng người đầu tiên tìm thấy sức mạnh của phản ứng hạt nhân. Khi từ Đức sang Mỹ, ông tiếp tục có cống hiến lớn ở lĩnh vực này. Các ý tưởng của ông đặt nền móng cho khoa học. Kế sau ông, các nhà khoa học trẻ đã biến nó thành hiện thực.

  • Kết bài:

Không biết bao nhiêu danh hiệu danh giá đã được trao cho Einstein. Nhân loại đã dành những lời ca ngợi tốt đẹp nhất tôn vinh nhà khoa học vĩ đại này. Có thể nói, khi nào khoa học còn tồn đại, khi đó người ta còn nhắc đến Einstein.

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ: Khoa học phải đi đôi với dũng khí - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.