Nghị luận Ảnh hưởng của sản phẩm công nghệ đối với việc học tập của học sinh

anh-huong-cua-san-pham-cong-nghe-doi-voi-viec-hoc-tap-cua-hoc-sinh-12433-2

Nghị luận Ảnh hưởng của sản phẩm công nghệ đối với việc học tập của học sinh.

  • Mở bài:

Trong thời đại công nghệ kỹ thuật số, nhất là cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay,  dời sống con người trở nên tiện nghi hơn bao giờ hết. Điều đó tạo cơ hội cho học sinh dễ dàng tiếp cận với những sản phẩm công nghệ mọi lúc mọi nơi. Trong đó, điện thoại thông minh trở thành “người bạn” vô cùng thân thiết. Với sự sở hữu chiếc điện thoại thông minh vừa mở ra cơ hội tiếp cận một nguồn tri thức vô tận và đời sống con người ở khắp mọi nơi, vừa mang đến những hiểm nguy khó lường đối với sức khỏe và tinh thần lứa tuổi học sinh.

  • Thân bài:

Trên lý thuyết thì công nghệ không phải là “chất” trực tiếp gây ra vấn đề sức khỏe ở học sinh. Nhưng sử dụng quá mức và tập trung quá nhiều vào các thiết bị này có thể dẫn đến thói quen không lành mạnh, ảnh hưởng không chỉ ở thể chất mà còn là tinh thần của những học sinh.

Sản phẩm công nghệ là những sản phẩm được tạo ra từ những ứng dụng công nghệ cao, phụ vụ trực tiếp các nhu cầu làm việc, giải trí của con người. Những Sản phẩm công nghẹ bao gồn điện thoại thông minh, máy tính bảng, Laptop,… và các ứng dụng công nghệ như Facebook, Zalo, Twitter, instagram,….

Sự ra đời của sản phẩm công nghệ là tất yếu của cuộc sống. Nó vừa có lợi ích to lớn vừa gây ra những tác hại nghiêm trọng đối với sự phát triển của giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Một tai hại dễ thấy nhất đó là học sinh  ngày nay giành quá nhiều thời gian để gải trí mà không chịu học tập. Việc tiếp xúc quá nhiều giờ với màn hình điện thoại không những gây ảnh hưởng trực tiếp đói với mắt mà còn hiến cho bộ não thiếu năng động, ảnh hưởng đến kết quả học tập. Trước sức mạnh thu hút và lôi cuốn của chiếc diện thoại thông minh, học sinh ngày nay càng ngày càng trở nên xem thường việc học, lười học và thiếu ý thức tự giác trong học tập.

Thế giới ảo khiến cho học sinh “mất hứng thú” với đời sống thật. Nhiều học sinh tự thu mình lại trong thế giới khép kín của riêng mình. Từ đó, làm nảy sinh những hành vi lệch chuẩn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ý thức về bản thân và trách nhiệm đối với xã hội. Vấn đề ngôn ngữ giao tiếp cũng phát triển theo một chiều hướng tiêu cực. Học sinh ngày càng “lười nói”, lười suy nghĩ hơn. Họ thích nói những câu ngắn ngủn, mất lịch sự, dùng tiếng lóng, từ ngữ Teen, ngôn ngữ chát, mạo ngữ,…thô tục và vô nghĩa.

Hiện tượng bạo lực học đường và suy thoái đạo đức của học sinh hiện nay cũng có một phần ảnh hưởng trực tiếp từ chiếc điện thoại thông minh. Việc tiếp cận quá dễ dàng với các trang phim mạng, game onlne, tranh ảnh bạo lực, kinh dị và đồi trụy qua điện thoại khiến cho nhận thức về chuẩn mực của học sinh yếu kém nghiêm trọng. Một khi nhận thức lệch lạc, thiếu trách nhiệm trước cuộc sống, học sinh thường có những hành vi thiếu lành mạnh. ngày nay, những từ ngữ như báo thù, diệt vong, quái thú, 18+,… đã không còn lạ lẫm gì nữa đối với rất nhiều học sinh. Một điều bất thường trước đây trở thành điều bình thường hiện nay, cảnh báo chúng ta về một tương lai đen tối nếu chúng ta không tìm cách ngăn chăn, khắc phục ngay lập tức.

Một trong những lý do chính tại sao học sinh lại giành nhiều thời gian hơn với công nghệ vì nhiều cha mẹ khá là bận rộn các công việc và không dành nhiều thời gian với con cái của mình. Cuộc sống bận rộn khiến nhiều bậc phụ huynh không có thời gian đưa con đi chơi công viên và đi những hồ bơi để tắm hay những khu sở thú để học sinh vận động nhiều hơn và ít để ý tới công nghệ.

Muốn khắc phục vấn đề này không còn gì tốt hơn là nâng cao ý thức và trách nhiệm của học sinh đối với bản thân, gia đình và xã hội. Một khi học sinh nhận thức rõ ràng về lượi ích và mối nguy hại của điện thoại thông minh và mạng xã hội thì học sinh sẽ tự giác thực hiện phát huy lợi ích và hạn chế tai hại của nó. Ngăn cấm là sai lầm vì trước sự xâm nhập sâu rộng và vô cùng mãnh liệt của công nghệ vào đời sống con người như hiện nay không có gì có thể ngăm cấm được. Mặt khác, thật sai lầm khi bắt học sinh hoàn toàn tách mình với đời sống công nghệ. Như thế là tự mình đánh mất các giá trị vô cùng hữu ích của nó, là tự ngăn cách mình với thế giới.

Nâng cao ý thức tự giác và tinh thần sáng tạo trong học tập cho mỗi học sinh. Chỉ khi học sinh nhận rõ vai trò của việc học và tự giác học tập thì sẽ tự điều chỉnh việc học một cách hợp lí dưới sự hướng dẫn, dạy bảo của gia đình và thầy cô.

Tăng cường các hoạt động rèn luyện thể chất và tạo ra nhiều sân chơi ý nghĩa hơn nữa cho học sinh. Khi thể chất khỏ mạnh thì tinh thần sáng suốt, trí tuệ mạnh mẽ, đủ sức vượt qua sự cuốn hút của các sản phẩm công nghệ, xa rời thói hư tật xấu, kiện toàn bản thân, hướng đến cuộc sống tốt đẹp. Gắn kết học sinh trong các mối quan hệ cộng đồng bền chặt, nâng cao nhận thức về tình thương và giáo dục học sinh trong một môi trường giàu lòng nhân ái.

  • Kết bài:

Cuộc sống sẽ không thể tiến bộ nếu không có sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ. Nhưng, nếu quá lạm dụng sản phẩm công nghệ trong cuộc sống của mình, không nâng cao năng lực bản thân, một ngày nào đó, con người sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào nó, đánh mất khả năng làm chủ cuộc sống của mình. Hãy dừng lại trước khi bạn bị tước đoạt hoàn toàn đánh mất chính mình chỉ vì những thú vui tầm thường.

Nghị luận: Internet cũng như những hạt nắng trời, nếu chỉ nghĩ đến nỗi sợ tia cực tím, sợ ung thư da, ta sẽ dần trở nên xanh xao, cớm nắng thời đại

2 Trackbacks / Pingbacks

  1. Nghị luận: Giới trẻ hãy rời khỏi màn hình smart phone và bước ra cuộc sống - Thế Kỉ
  2. Suy nghĩ về hiện tượng nghiện Game online của giới trẻ hiện nay - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.