Tự đánh giá:
Chuỗi hạt cườm màu xám
(Đỗ Bích Thủy)
Đọc văn bản “Chuỗi hạt cườm màu xám” và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5):
Câu 1. Nội dung chính của truyện Chuỗi hạt cườm màu xám là gì?
A. Miêu tả vẻ đẹp của chuỗi hạt cườm màu xám
B. Ca ngợi tài năng của Na, người làm ra chuỗi hạt cườm
C. Kể lại câu chuyện về hai ông cháu nhân vật Na
D. Kể lại câu chuyện về chuỗi hạt cườm màu xám
Trả lời:
– Đáp án: D.
Câu 2. Cốt truyện Chuỗi hạt cườm màu xám thuộc dạng nào?
A. Cốt truyện kì lạ, khác thường.
B. Cốt truyện giản dị, đời thường.
C. Cốt truyện trào phúng, hài hước.
D. Cốt truyện giàu tính triết lí.
Trả lời:
– Đáp án: B
Câu 3. Tình huống gay cấn trong truyện Chuỗi hạt cườm màu xám là tình huống nào?
A. Cuộc cãi nhau giữa Di và Na về đôi mắt Na màu đem hay màu xám
B. Cảnh Di giả vờ ngã khi trèo lên cây hái hoa phong lan cho Na
C. Na trông thấy chuỗi hạt cườm mình tặng Di trên cổ con Vện
D. Na tặng cho Di một chuỗi hạt cườm xâu bằng chỉ đỏ
Trả lời:
– Đáp án: C
Câu 4. Vì sao Di lại đeo chuỗi hạt cườm Na tặng lên cổ con Vện?
A. Vì không thích chuỗi hạt cườm Na tặng
B. Vì đeo cho con Vện trông cũng hay hay
C. Vì Di muốn trêu đùa cô bé Na
D. Vì Di nghĩ con Vện cũng như mình
Trả lời:
– Đáp án: B
Câu 5. Câu văn nào sau đây chứa thán từ?
A. Không phải anh chê nó không đẹp
B. Không biết Na ở nơi nào, Na ơi!
C. Nó không đẹp à?
D. Không phải thế, đẹp chứ.
Trả lời:
– Đáp án: B
Câu 6. Theo em, nhân vật Na là người như thế nào?
Trả lời:
– Theo em, nhân vật Na là một cô bé có tính cách trẻ con, ngộ nghĩnh, hồn nhiên nhưng cũng sống đầy tình cảm, biết cách quan tâm đến người anh Di.
Câu 7. Chi tiết “Na túm chặt lấy hai tai con Vện, nhìn tôi, nhìn chuỗi hạt, lắp bắp không ra tiếng.” thể hiện điều gì đang xảy ra trong tâm hồn nhân vật Na?
Trả lời:
– Chi tiết “Na túm chặt lấy hai tai con Vện, nhìn tôi, nhìn chuỗi hạt, lắp bắp không ra tiếng.”: thể hiện sự đấu trí trong suy nghĩ của Na, có thể Na đã hiểu nhầm ý của Di, giận anh rằng Di đang đùa giỡn mình, không thích chuỗi hạt Na tặng nên đã đeo cho con Vện.
Câu 8. Em suy nghĩ như thế nào về đoạn kết thúc truyện: “Hằng ngày, tôi lên lớp, cố tìm trong đám trò nhỏ của mình hình bóng Na, nhưng làm gì có gương mặt rám nắng, mái tóc vàng hoe như râu ngô và đôi mắt xám buồn mênh mang. Không biết Na ở nơi nào, Na ơi!”?
Trả lời:
– Kết thúc truyện đã cho em thấy trước đây khi còn sống gần nhà nhau mặc dù Di hay chêu chọc, đùa giỡn với Na nhưng trong lòng cậu vẫn luôn dành tình cảm trân trọng và mãi nhớ về hình bóng đứa em ngây thơ, hồn nhiên đó.
Câu 9. Có người cho rằng: “Câu chuyện như một bài thơ buồn phả vào hồn ta những rung động cao quý, thiêng liêng”. Em nghĩ như thế nào về ý kiến trên?
Trả lời:
– Các chi tiết thể hiện và các sự việc diễn ra trong câu chuyện đã làm sáng tỏ ý kiến trên. Câu chuyện như một bài thơ buồn phả vào hồn ta những rung động cao quý, thiêng liêng. Câu chuyện cho chúng ta thấy thứ tình cảm hồn nhiên, trong sáng của hai đứa trẻ dành cho nhau năm ấy, mặc dù mãi về sau Na vẫn tránh mặt Di, chuyển đi nơi khác sống và Di cũng không có cơ hội để gặp Na để nói lời giải thích chuyện hồi bé nữa, nhưng tình cảm, sự trân trọng, yêu thương dành cho nhau thì vẫn đó.
Câu 10. Chắc hẳn, em đã có lần vô tình làm cho người thân, bạn bè và những người xung quanh buồn phiền. Hãy kể lại sự việc ấy trong khoảng 6 – 8 dòng.
Trả lời:
Chuyện xảy ra vào ngày sinh nhật năm tám tuổi của em. Hôm ấy, mẹ đã tổ chức một buổi tiệc sinh nhật nhỏ cho em mời các bạn đến nhà thăm dự. Mặc dù mẹ đi làm rất bận, nhưng vẫn cố gắng chuẩn bị mọi thứ cho em. Tuy nhiên, do mệt quá, nên mẹ đã quên mất mua món bánh su kem em yêu thích nhất như đã hứa. Vậy là, một phút xốc nổi, em đã nổi giận và không hề để ý đến mẹ. Em bỏ về phòng và bóc các món quà các bạn tặng. Nhưng dần dần, em chẳng còn thấy vui nữa. Chỉ vì một món bánh mà nói những lời nặng nề với mẹ, trong khi mẹ dù vất vả, mệt nhọc vẫn muốn làm em vui. Em vội bỏ mặc tất cả, chạy vội ra bếp tìm mẹ, và xin lỗi liên tục. Mẹ dịu dàng ôm lấy em và trìu mến nói “Không sao con ạ, mẹ không giận con đâu”. Sự ấm áp và vị tha của mẹ càng khiến em hối hận hơn nữa, khóc òa lên nức nở.
Để lại một phản hồi