Con chim chiền chiện (Huy Cận) (Bài 1, Ngữ Văn 7, tập 1, sách Chân trời sáng tạo.

bai-1-con-chim-chien-chien-huy-can-sgk-ngu-van-7-tap-1-sach-chan-troi-sang-tao

* Nội dung chính: Văn bản Con chim chiền chiện của Huy Cận nói về những chú chim chiền chiện với tiếng hót trong veo báo hiệu sự bắt đầu của mùa xuân; đồng thời ca ngợi cuộc sống yên bình, tự do và sự no ấm ở làng quê Việt Nam. Qua đó gửi gắm thông điệp: Con người cần giao hòa với thiên nhiên, đồng thời thu nhận những cảm xúc mà thiên nhiên đem đến cho con người. 

Đọc mở rộng theo thể loại:

CON CHIM CHIỀN CHIỆN
(Huy Cận)

Câu 1. Xác định vần và nhịp của bài thơ và cho biết hiệu quả nghệ thuật của nó.

Trả lời:

– Gieo vần:

+ Vần chân (cao – ngào, xanh – lanh, chi – thì, sà – cá, nhà – ta)

+ Vần lưng (chiền – chiện, vút – vút, cánh – xanh, cao – cao, chim – chim, chuyện – chuyện, bối – rối, tưng – bừng)

– Nhịp thơ 2/2.

→ Giúp các câu thơ trong bài được diễn tả rành mạch, tạo tiết tấu, nhạc điệu cho bài thơ trở nên vui tươi. Đồng thời cũng góp phần biểu đạt nội dung bài thơ.

Câu 2. Phân tích một hình ảnh trong bài thơ mà em cho là độc đáo nhất.

Trả lời:

– Một số từ ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ: tiếng hót long lạnh như cành sương chói, tiếng hót làm xanh da trời, hồn xanh quê nhà

– Hình ảnh em cho là độc đáo nhất: tiếng hót làm xanh da trời tạo sự chuyển hóa của cảm giác sang thính giác, tiếng hót của chim chiền chiện làm bầu trời xanh hơn, thể hiện hồn quê hương.

Hình ảnh con chim chiền chiện bay lượn, đang đập trên tầng “cao vợi” của trời xanh, giữa khung cảnh thiên nhiên mênh mông, bao la rất đẹp. Cùng với đó, là tiếng hót “long lanh” đầy ngọt ngào của chim, càng bay cao tiếng hót càng trong veo. Những hình ảnh đó khiến em vô cùng thích thú và liên tưởng đến cánh chim chiền chiện tung bay là cánh chim tự do tung hoành.

Câu 3. Trong khổ thơ thứ hai và thứ tư, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Những biện pháp đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai khổ thơ?

Trả lời:

– Trong khổ thơ thứ hai, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa: (Chim ơi, chim nói/ Chuyện chi, chuyện chi?/ Lòng vui bối rối; Lòng cho vui nhiều,…)

tác dụng thể hiện sự gần gũi giữa chim và tác giả.

– Trong khổ thơ thứ tư, tác giả sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (từ thính giác sang thị giác: Tiếng ngọc trong veo/ Chim gieo từng chuỗi…; tiếng chim hót “làm xanh da trời”

tác dụng tăng sức biểu cảm, tạo ấn tượng cho người đọc.

– Biện pháp so sánh (Tiếng hót long lanh như cành sương chói).

– Biện pháp điệp từ (cao hoài – cao vợi).

Tác dụng: góp phần ca ngợi vẻ đẹp của tiếng chim, thể hiện cảm xúc trong trẻo, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương của nhà thơ.

Câu 4. Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc của tác giả. Đó là cảm xúc gì?

Trả lời:

– Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc tác giả:

+ “Lòng vui bối rối”

+ “Tưng bừng lòng ta”

– Đó là cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc khi nghe thấy tiếng chim chiền chiện

Câu 5. Thông qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?

Trả lời:

– Thông điệp của bài thơ: Bài thơ gợi về một cuộc sống tự do, bình yên, êm đềm và hành phúc, một cuộc sống gần gũi với thiên nhiên, từ đó thể hiện ước nguyện về một mùa xuân của đất nước tự do và bừng sáng.con người cần giao hòa với thiên nhiên để cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, đồng thời thu nhận những cảm xúc mà thiên nhiên đem đến cho con người, từ đó thể hiện ước nguyện về một mùa xuân của đất nước tự do và bừng sáng

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.