Trong lời mẹ hát (Trương Nam Hương) (Bài 1, Ngữ văn 8, tập 1, Chân Trời Sáng Tạo)

bai-1-trong-loi-me-hat-truong-nam-huong-ngu-van-8-tap-1-chan-troi-sang-tao

Đọc hiểu văn bản:

Trong lời mẹ hát
(Trương Nam Hương)

I. Chuẩn bị đọc.

Chia sẻ với các bạn một bài thơ hoặc câu ca dao mà em yêu thích về người mẹ.

Gợi ý:

– Vận dụng kiến thức về thơ, câu ca dao.

– Huy động kiến thức các bài thơ, các câu ca dao có nội dung viết về mẹ.

Ca dao:

1. Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền.

2. Ai rằng công mẹ như non
Thật ra công mẹ lại còn lớn hơn.

3. Mẹ già như ánh trăng khuya
Dịu dàng soi tỏ bước đi con hiền.

Bài thơ “Con yêu mẹ” – Xuân Quỳnh:

– Con yêu mẹ bằng ông trời
Rộng lắm không bao giờ hết
– Thế thì làm sao con biết
Là trời ở những đâu đâu
Trời rất rộng lại rất cao
Mẹ mong, bao giờ con tới!
– Con yêu mẹ bằng Hà Nội
Để nhớ mẹ con tìm đi
Từ phố này đến phố kia
Con sẽ gặp ngay được mẹ
– Hà Nội còn là rộng quá
Các đường như nhện giăng tơ
Nào những phố này phố kia
Gặp mẹ làm sao gặp hết!
– Con yêu mẹ bằng trường học
Suốt ngày con ở đấy thôi
Lúc con học, lúc con chơi
Là con cũng đều có mẹ
– Nhưng tối con về nhà ngủ
Thế là con lại xa trường
Còn mẹ ở lại một mình
Thì mẹ nhớ con lắm đấy
Tính mẹ cứ là hay nhớ
Lúc nào cũng muốn bên con
Nếu có cái gì gần hơn
Con yêu mẹ bằng cái đó
– À mẹ ơi có con dế
Luôn trong bao diêm con đây
Mở ra là con thấy ngay
Con yêu mẹ bằng con dế

II. Trải nghiệm cùng văn bản.

Câu 1. Khổ thơ này gợi cho em nhớ đến những câu hát ru nào?

Trả lời:

– Khổ thơ này gợi cho em nhớ đến những câu hát ru:

Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
Cò về thăm quán cùng quê
Thăm cha thăm mẹ cò về thăm anh.
Nhớ những câu hát ru đã từng được nghe.

Câu 2. Điều mà con “nghe” được trong lời mẹ hát ở khổ thơ này có gì khác biệt so với bảy khổ thơ trước đó?

Trả lời:

– Nếu như 7 khổ thơ trước vẻ đẹp thiên nhiên, tình yêu quê hương được thể hiện qua lời mẹ, thì sang đến khổ thơ cuối, lời ru của mẹ là lời động viên để con biết phấn đấu, biết nuôi dưỡng ước mơ, đam mê và đó là động lực lớn để người con cố gắng.

IV. Suy ngẫm và phản hồi.

Câu 1. Xác định thể thơ của bài “Trong lời mẹ hát”.

Trả lời:

– Thể thơ sáu chữ.

Câu 2. Vần trong bài thơ là vần cách hay vần liền? Dựa vào đâu để xác định như vậy?

Trả lời:

– Vần trong bài thơ là: vần cách “ngào – dao”; “xanh – chanh”…

– Căn cứ: Vần cách là vần không gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ ở ca dao, tục ngữ.

Câu 3. Vẽ sơ đồ bố cục của bài thơ. Nét độc đáo của cách bố cục ấy là gì?

Trả lời:

Bố cục của bài thơ:

– Phần 1 (Khổ 1,2): Lời ru của mẹ chứa những kỷ niệm tuổi thơ.

– Phần 2 (Khổ 3,4,5,6,7): Theo thời gian, mẹ ngày càng già đi.

– Phần 3 (Khổ cuối): Niềm tin về tương lai của người con.

Câu 4. Chỉ ra nét đặc sắc trong các hình ảnh “Chòng chành nhịp võng ca dao”“Vầng trăng mẹ thời con gái,/ Vẫn còn thơm ngát hương cau”.

Trả lời:

– Chòng chành nhịp võng ca dao: Câu thơ gợi về thế giới tuổi thơ với tình yêu thương của mẹ, cho con những tháng năm ngọt ngào như cổ tích

Vầng trăng mẹ thời con gái,/ Vẫn còn thơm ngát hương cau: hình ảnh vầng trăng nhắc tới thời trẻ của mẹ, vẫn còn thơm ngát hương cau, tác giả đã sử dụng hình ảnh nhân hóa để tô đậm lên hình ảnh của lúc trẻ, là lúc mẹ xinh đẹp nhất, rực rỡ nhất và chính thời gian, sự hi sinh cho con đã khiến mẹ già đi mỗi ngày.

Câu 5. Em hình dung như thế nào về hình ảnh người mẹ được miêu tả từ khổ thơ thứ ba đến khổ thơ thứ bảy?

Trả lời:

– Hình ảnh mẹ được tác giả khắc họa khiến cho ai đọc cũng không khỏi ngậm ngùi. Mẹ trong văn bản cũng giống như tất cả nhưng bà mẹ ngoài đời thực luôn yêu thương con vô bờ bến, nâng niu, chắt chiu, dành dụm để cho con có một cuộc sống đầy đủ nhất, hi sinh tất cả vì con, mong con lớn khôn nên người

Câu 6. Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ và cho biết tác dụng của vần, nhịp, cách sử dụng hình ảnh trong việc thể hiện cảm hứng đó.

Trả lời:

– Mẹ đem đến cho con cả “cuộc đời” trong lời hát, mẹ chắp cho con “đôi cánh” để lớn lên con sẽ bay xa. Những cảm xúc, suy nghĩ của tác giả về người mẹ thật đẹp đẽ biết bao ! Nhờ tiếng hát của mẹ mà con hiểu cuộc đời, đặc biệt là hiểu được sự vất vả và tình yêu thương mà mẹ dành cho con.

– Cách nói ý vị đó cho thấy tấm lòng biết ơn sâu nặng mà tác giả gửi gắm, để từ đó tác giả hướng đến một lối sống tốt đẹp, vị tha: Lời ru chắp con cánh/ Lớn rồi con sẽ bay xa. Lời hứa hẹn đó như trở thành phương châm sống của tác giả luôn hướng về tương lai với niềm hưng phấn ngọt ngào.

– Tác gia sử dụng vần cách; nhịp 2/4, 3/3; hình ảnh đa dạng, gần gũi, bình dị giúp truyền tải tư tưởng, cảm xúc của nhà thơ, thể hiện tình yêu thương, sự biết ơn đối với mẹ.

Câu 7. Theo em, nhan đề Trong lời mẹ hát có vai trò như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ?

Trả lời:

– Nhan đề có vai trò hé lộ và thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Đối với văn bản “Trong lời mẹ hát” đã giúp người đọc hiểu được một phần nội dung tác giả đề cập trong văn bản đó là vai trò của lời ru của mẹ đối với mỗi người con.

Câu 8. Cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong bài thơ này có gì khác với cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong bài thơ khác mà em biết?

Trả lời:

– Văn bản “Trong lời mẹ hát” tác giả gửi gắm sự yêu thương và biết ơn mẹ bằng cách sử dụng những hình ảnh bình dị, thân thương, mộc mạc và đặc biệt sử dụng lời ru, tác giả không trực tiếp nói ra nhưng từng câu, từng hình ảnh lại thể hiện rõ điều đó, điều này vừa cho thấy sự tinh tế của nhà thơ vừa thấy được cái tài của Trương Nam Hương.

Xem thêm:

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.