Đi san mặt đất (Truyện của người Lô Tô, trích “Mẹ Trời, Mẹ Đất”) (Bài 1, Ngữ văn 10, tập 1, Chân trời sáng tạo).

bai-1-di-san-mat-dat-truyen-cua-nguoi-lo-to-trich-me-troi-me-dat-ngu-van-10-chan-troi-sang-tao

Đọc kết nối chủ điểm:

ĐI SAN MẶT ĐẤT
(Truyện của người Lô Tô, trích “Mẹ Trời, Mẹ Đất”)

Câu 1. Nêu nội dung bao quát của văn bản Đi san mặt đất.

Trả lời:

Nội dung bao quát của văn bản Đi san mặt đất:

Đi san mặt đất là truyện thần thoại bằng thơ của dân tộc Lô Lô, cho thấy công lao to lớn của con người trong việc cải tạo thiên nhiên và khát vọng chinh phục thiên nhiên của người xưa.

Câu 2. Trong văn bản, người Lô Lô giải thích vì sao phải “đi san mặt trời”, “đi san mặt đất”? Công việc ấy do ai đảm nhiệm?

Trả lời:

– Trong văn bản, người Lô Lô phải “đi san mặt trời”, “đi san mặt đất” bởi vì:

+) “Bầu trời nhìn chưa phẳng”.

+) “Mặt đất còn nhấp nhô”.

– Công việc ấy do các thành phần đảm nhiệm: “con trâu sừng cong”, “con trâu sừng dài”, con người, cóc, ếch, trời.

Câu 3. Theo bạn, Đi san mặt đất (trích Mẹ trời, Mẹ đất) giúp bạn hiểu gì về quá trình tạo lập thế giới trong nhận thức của người Lô Lô xưa?

Trả lời:

– Văn bản Đi san mặt đất (trích Mẹ trời, Mẹ đất) giúp em hiểu trong nhận thức của người Lô Lô xưa quá trình đào tạo thế giới là một quãng thời gian rất dài, từ khi con người mặt đất còn sống chung, ăn chung ở chung, con người phải đi từng bước từng bước tạo dựng, làm nên mặt đất từ những sự vật thô sơ ban đầu, phải huy động mọi lực lượng, con người rồi loài vật,…

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.