Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do (Bài 1, Ngữ văn 8, tập 1, Chân Trời Sáng Tạo)

viet-doan-van-ghi-lai-cam-nghi-ve-mot-bai-tho-tu-do-ngu-van-8-tap-1-chan-troi-sang-tao

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do.

I. Khái niệm đoạn văn.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ tự do là đoạn văn thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của người đọc về một bài thơ tự do (thể thơ mà người viết không bị ràng buộc vào các quy tắc về số câu, số chữ, số dòng, cách gieo vần…khi sáng tác).

II. Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do.

– Trình bày cảm nghĩ của người viết về một bài thơ tự do

– Cấu trúc gồm có ba phần:

+ Mở đoạn: giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm nghĩ chung của người viết về bài thơ bằng một câu (câu chủ đề).

+ Thân đoạn: trình bày cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về nội dung và nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc, suy nghĩ bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.

+ Kết đoạn: khẳng định lại cảm nghĩ về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với người viết.

III. Hướng dẫn phân tích kiểu đoạn văn.

Văn bản:

Đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ về bài thơ Lời con (Lê Thị Vân)

Câu 1. Xác định nội dung câu chủ đề, câu kết đoạn của đoạn văn.

Trả lời:

– Nội dung câu chủ đề của đoạn văn: “Bài thơ Lời con của Phan Thị Thanh Nhàn đã đưa tôi về thế giới tuổi thơ hồn nhiên, đồng thời khiến tôi ngạc nhiên, thích thú vì những phát hiện tinh tế của nhà thơ về trẻ con”.

→ Giới thiệu nội dung chính của bài thơ Lời con của Phan Thị Thanh Nhàn.

– Câu kết đoạn của đoạn văn: “Tôi thầm cảm ơn nhà thơ đã giúp tôi thấm thía một điều thiêng liêng, đối với cha mẹ, con cái luôn là món quà tuyệt vời nhất”.

→ Rút ra bài học và ý nghĩa thiêng liêng về tình yêu thương gia đình.

Câu 2. Tóm tắt phần thân đoạn.

Trả lời:

– Bài thơ được chia thành ba đoạn thể hiện những nội dung khác nhau. Nếu hai khổ thơ đầu là những cảm nhận ngây thơ hồn nhiên của con về cuộc sống khi con kể chuyện với mẹ thì khổ cuối là sự nghẹn ngào, hình ảnh đứa con và tình mẫu tử thiêng liêng khiến cho người mẹ dạt dào cảm xúc sáng tạo nghệ thuật. Thế giới hiện lên tươi đẹp, ngộ nghĩnh và hồn nhiên qua đôi mắt ngây thơ của con nhỏ, đã trở thành mạch nguồn trong lành, dạt dào gợi nhiều cảm xúc để tiếng thơ của mẹ cất thành lời.

Câu 3. Tác giả dùng ngôi thứ mấy để chia sẻ cảm nghĩ? Cảm xúc và suy nghĩ được thể hiện như thế nào trong bài viết?

Trả lời:

– Tác giả đã dùng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm nghĩ.

– Cảm xúc và suy nghĩ được thể hiện trong bài viết: Cảm xúc ngạc nhiên, thích thú trước những suy nghĩ ngây ngô, hồn nhiên của con trẻ. Cùng những suy nghĩ nhẹ nhàng, sâu lắng trước tình cảm của người mẹ.

Câu 4. Tác giả đã sử dụng những bằng chứng nào trong bài thơ để làm rõ cảm nghĩ của mình?

Trả lời:

Những bằng chứng trong bài thơ để làm rõ cảm nghĩ của mình là:

– Chỉ có thể qua đôi mắt trẻ thơ, thế giới mới hiện lên trong veo, ngộ nghĩnh và thú vị đến thế: “cô-ti-vi”, “cái cây là con cô gió”, “ngâm thơ vào nước”…

– Người mẹ muốn làm thơ nhưng cảm xúc chưa nảy sinh, câu chữ “cằn khô”. Đúng lúc này, những lời nói ngây thơ hằng ngày của con vang lên trong tâm trí mẹ khiến cảm xúc tuôn trào.

Để làm rõ cảm xúc của mình, tác giả đã lắng nghe con, chia sẻ cùng con, đặc biệt tác giả đã nhắc lại được tất cả những điều con nói, những điều con đã tâm sự. Cho thấy nhà thơ rất hiểu con, thấu hiểu những suy nghĩ non nớt, không chê bai mà ngược lại vui vẻ, cùng con khám phá thế giới xung quanh.

Câu 5. Tìm các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn.

Trả lời:

Các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn là:

– Phép lặp từ ngữ “bài thơ”, “mẹ”, “con”.

– Phép lặp cú pháp. Bài thơ Lời con của Phan Thị Thanh Nhàn đã đưa tôi về thế giới tuổi thơ hồn nhiên, đồng thời khiến tôi ngạc nhiên, thích thú vì những phát hiện tinh tế của nhà thơ về trẻ con. Chỉ có thể qua đôi mắt trẻ thơ, thế giới mới hiện lên trong veo, ngộ nghĩnh và thú vị đến thế: “cô-ti-vi”, “cái cây là con cô gió”, “ngâm thơ vào nước”…”

IV. Hướng dẫn quy trình viết.

Đề bài:

Chọn một bài thơ tự do mà em yêu thích và viết đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ của em về bài thơ đó.

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết.

Em hãy trả lời các câu hỏi sau:

– Thơ tự do là thể thơ như nào?

– Đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ về một bài thơ tự do có đặc điểm gì về hình thức và nội dung?

Trả lời:

+ Thơ tự do là thơ phân dòng nhưng không có thể thức nhất định và không quy định số lượng từ trong một câu, cũng như không cần có vần liên tục.

+ Hình thức: thể thơ 7 chữ, gieo nhịp 4/3

+ Nội dung: Viết về vẻ đẹp của mùa thu.

– Mục đích viết đoạn văn này là gì? Người đọc đoạn văn này có thể là ai? Họ muốn thu nhận điều gì từ đoạn văn của em?

Trả lời:

+ Mục đích: Ca gợi vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời khi vào thu.

+ Người đọc đoạn văn này có thể là: người thân – bố mẹ, ông bà; bạn bè; thầy cô…

+ Điều mà người đọc muốn thu nhận từ đoạn văn là: cảm xúc, nội dung …

– Với mục đích và người đọc đó, em sẽ chọn nội dung và cách viết như thế nào?

Trả lời:

+ Nội dùng gần gũi, thân thuộc, gắn liền với đời sống thường ngày.

+ Viết dưới dạng một bài thơ.

+ Tìm những thông tin ấy ở trong sách báo, đời sống…

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý.

– Đọc diễn cảm bài thơ vài lần để cảm nhận nhạc điệu được thể hiện qua cách gieo vần, ngắt nhịp…

– Xác định những cái hay của bài thơ về cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, nhạc điệu, cách sắp xếp bố cục…

– Ghi lại những cảm xúc và suy nghĩ mà bài thơ gợi cho em bằng một vài cụm từ.

* Sắp xếp các ý đã có thành dàn ý của đoạn văn theo gợi ý sau:

  • Mở đoạn:

– Giới thiệu nhan đề bài thơ, tên tác giả và nêu cảm xúc chung về bài thơ.

  • Thân đoạn:

– Nêu các ý thể hiện cảm xúc và suy nghĩ về toàn bộ bài thơ hoặc một vài nét độc đáo của bài thơ.

  • Kết đoạn:

– Khẳng định lại cảm nghĩ về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.

Bước 3: Viết đoạn văn.

Dựa vào dàn ý đã lập, viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Khi viết, cần đảm bảo yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

– Sau khi viết xong, em có thể tự chỉnh sửa đoạn văn dựa vào bảng kiểm dưới đây:

– Bảng kiểm kĩ năng viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do:

Tiêu chí Đạt Chưa đạt
Mở đoạn Mở đoạn bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng.
Dùng ngôi thứ nhất để trình bày cảm xúc về bài thơ.
Có câu chủ đề nêu tên bài thơ, tên tác giả và khái quát về bài thơ.
Thân đoạn Trình bày cảm xúc, suy nghĩ về bài thơ theo trình tự hợp lí.
Làm rõ cảm xúc, suy nghĩ bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.
Dùng các từ ngữ để liên kết các câu.
Kết đoạn Khẳng định lại cảm nghĩ và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.
Dùng dấu câu để kết thúc đoạn văn.
Diễn đạt Sử dụng một vài phép liên kết phù hợp
Viết đúng chính tả, ngữ pháp
Dùng từ phù hợp

– Tiếp tục chỉnh sửa nếu đoạn văn chưa thể hiện đầy đủ các yêu cầu đối với đoạn văn chia sẻ cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.

– Chỉnh sửa lỗi chính tả, ngữ pháp (nếu có).

Rút kinh nghiệm:

– Em rút ra bài học kinh nghiệm gì khi viết đoạn văn chia sẻ cảm xúc về một bài thơ sáu chữ hoặc bày chữ.

* Đoạn văn mẫu tham khảo:

Cảm nghĩ về bài thơ “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông)

Bài thơ Những cánh buồm của nhà thơ Hoàng Trung Thông là một tác phẩm gợi lên trong em rất nhiều những rung động. Hình ảnh hai cha con trong bài thơ thật ấm áp và thân thiết. Hành động nắm lấy tay con, dắt con đi, rồi mỉm cười xoa đầu con nhỏ của người cha khiến em cảm động vô cùng. Những hành động ấy thật gần gũi và bình dị. Như người cha yêu dấu vẫn thường làm với em. Qua đó, em như cảm nhận được tình cảm ấm áp, yêu thương trìu mến mà người cha dành cho đứa con của mình. Chính ông đã khơi gợi lên những tò mò, thích thú về thế giới xa lạ ngoài kia cho đứa con của mình. Thôi thúc đứa trẻ ấy đứng lên và khám phá những điều mới mẻ. Đó chính là sự bao la của tình cha vĩ đại. Và người con lớn lên trong tình thương ấy, cũng quấn quít và yêu thương cha của mình. Trong suy nghĩ non nớt, đứa trẻ đã mong mỏi mượn của cha cánh buồm trắng để rong ruổi ra khơi. Chính suy nghĩ ấy đã cho thấy sự tin tưởng, kính yêu mà người con dành cho cha mình. Cũng như trong tâm trí em, người cha luôn là mái nhà kiên cố nhất có thể che chắn mọi điều, không nề hà khó khăn. Những rung cảm về tình phụ tử thiêng liêng và ấm áp ấy, đã được bài thơ Những cánh buồm khơi gợi và ấp ủ trong em.

* Bài văn mẫu tham khảo:

Cảm nghĩ của em về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên.

Vũ Đình Liên là một nhà thơ đa tài đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam nhiều tác phẩm nổi bật. Thơ ông mang một giọng điệu hoài cổ rất đặc trưng. Ông đồ là một trong những tác phẩm tiêu biểu Vũ Đình Liên đã để lại cho văn học Việt Nam. Bài thơ được sáng tác năm 1936 trong hoàn cảnh nền Hán học đang mất dần vị thế do sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Ông đồ” là tác phẩm nói lên thực trạng đáng buồn của một loại hình nghệ thuật vốn là truyền thống đang ngày càng mai một và dần lùi sâu và dĩ vãng. Nó mang đến một sự tiếc nuối vô cùng của tác giả cho một sự đổi thay không đáng có.

Bài thơ ra đời khi nho học bị thất sủng, những tinh hoa nho giáo xưa nay chỉ còn là tàn tích, ông đồ và chữ nho cũng trở thành một tàn tích khi người ta vứt bút lông đi giắt bút chì

Hai khổ thơ đầu, Vũ Đình Liên gợi nhắc lại thời huy hoàng của ông đồ:

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay

Khổ thơ đầu gợi nên thời gian, địa điểm nơi ông đồ làm việc. Thời gian là vào mùa xuân, mùa đẹp nhất trong năm với hình ảnh hoán dụ là hoa đào nở đã cho ta biết ông đồ làm việc khi trời đất bắt đầu vào độ đẹp nhất của năm Không khí mùa xuân, hình ảnh hoa đào nở đã tươi thắm nay lại thêm “mực tàu giấy đỏ” làm mọi nét vẽ trong bức tranh tả cảnh ông đồ thời kỳ huy hoàng này đậm dần lên, rõ nét, tươi vui, tràn đầy sức sống. Đặc biệt là từ lặp lại về thời gian “lại” đã cho thấy sự gắn bó lâu dài giữa ông đồ với mùa xuân, công việc viết chữ của ông đồ không chỉ diễn ra trong một năm mà đã từ mùa xuân năm này qua mùa xuân năm khác. Địa điểm nơi ông đồ viết chữ là “Bên phố đông người qua” dòng người đông đúc nơi phố phường mỗi dịp xuân về, quan trọng hơn cả là dòng người đông đúc ấy đều quan tâm đến ông đồ “Bao nhiêu người thuê viết” và biết thưởng thức tài năng của ông đồ “Tấm tắc ngợi khen tài”. Tác giả tả nét chữ của ông đồ “Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay”. Nghệ thuật so sánh của 2 câu thơ này làm toát lên khí chất trong từng nét chữ của ông đồ, đó là nét chữ đẹp, phóng khoáng, cao quý, qua việc ngợi khen nét chữ, tác giả gửi gắm sự kính trọng, ngưỡng mộ, nâng niu nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Trong 2 khổ thơ đầu, hình ảnh ông đồ xưa trong thời kì huy hoàng của mình được tác giả kính trọng ngưỡng mộ, qua hình ảnh ông đồ, vũ đình liên cũng thể hiện tình cảm chân quý đến những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Hai khổ thơ tiếp theo tác giả vẽ lên bức tranh ông đồ thời nay, một kẻ sĩ lạc lõng giữa dòng đời đã không còn phù hợp, dòng đời mà ở đó chữ nho đã trở thành một tàn tích

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu

Ông đồ vẫn ngồi đó
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.

“Năm nay đào lại nở” khung cảnh mùa xuân vẫn diễn ra nhưng con người đã thay đổi, “Người thuê viết nay đâu” đây là một câu hỏi tu từ chứa đựng băn khoăn cũng như nỗi buồn của tác giả trước sự thay đổi của con người, mùa xuân vẫn đẹp như thế, nhưng con người nay đã không còn quan tâm đến nét đẹp văn hóa xưa. Đây là câu thơ vẽ lên cảnh lụi tàn của văn hóa chữ nho xưa. “Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu” trước sự hờ hững của con người, đồ vật cũng ám muội muộn phiền, hình ảnh nhân hóa khiến cho giấy đỏ, mực nghiên cũng có cảm xúc như con người, bị lãng quên, giấy đỏ cũng nhạt màu đi, mực đọng lại nơi nghiên hay đọng lại trong nỗi buồn, “nghiên sầu” nghe thật bi ai.

Hình ảnh ông đồ thời nay cũng đã thay đổi, “Ông đồ vẫn ngồi đó/ Qua đường không ai hay” nếu như trước đây là “Bao nhiêu người thuê viết/ Tấm tắc ngợi khen tài” thì nay hình ảnh ông đồ âm thầm lặng lẽ, mờ phai dần trong sự lãng quên của mọi người. Vốn dĩ nghề ông đồ là nghề của những nho gia xưa không đạt được ước mơ khoa bảng phải về bốc thuốc, dạy học, hay trải chiếu bán chữ, là việc bất đắc dĩ của một nho gia, chữ nghĩa chỉ để cho chứ ai lại bán, như huấn cao trong chữ người tử tù cả đời chỉ cho chữ 3 lần, vậy mà ở đây ông đồ phải bán chữ để kiếm sống đã đủ thấy bất hạnh của kiếp người nho sĩ.

Trước đây, được mọi người đón nhận, ít ra còn kiếm sống được bằng nghề này, đến nay, nho học thất sủng, người ta không còn quan tâm đến ông đồ, đến chữ ông viết, tức là không kiếm sống được bằng chính khả năng của mình nữa, ở đây không chỉ là bất hạnh của tài năng mà còn là bất hạnh cơm áo gạo tiền. khung cảnh quanh ông đồ cũng chứa đựng nỗi buồn “Lá vàng rơi trên giấy/Ngoài trời mưa bụi bay” nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, cảnh vật mùa xuân cũng trở nên tàn tạ, buồn theo nỗi buồn của con người, quả là “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Nguyễn Du)

Khổ thơ cuối tác giả dùng để bày tỏ nỗi lòng thương xót đối với ông đồ cũng như đối với một nét đẹp văn hóa bị mai một của dân tộc

Năm nay hoa đào nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ.

Mở đầu bài thơ tác giả viết “Mỗi năm hoa đào nở/ Lại thấy ông đồ già” kết thúc bài thơ tác giả viết “Năm nay hoa đào nở/ Không thấy ông đồ xưa” kết cấu đầu cuối tương ứng của bài thơ giúp cho bài thơ chặt chẽ, có tính liên kết thành một thể thống nhất song cũng khắc sâu nỗi buồn của tác giả trước sự biến mất ngày càng rõ ràng của nét đẹp truyền thống dân tộc. cảnh thiên nhiên vẫn tươi đẹp, hoa đào vẫn nở nhưng ông đồ không còn “Bày mực tàu giấy đỏ” ông đồ đã biến mất hoàn toàn trong bức tranh mùa xuân không thay đổi ấy, thời gian cảnh vật đã quên lãng đi người xưa, hay chính là nét đẹp truyền thống đã biến mất? câu hỏi tu từ “Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?” là sự tiếc thương của tác giả với ông đồ với giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc

Hình ảnh ông đồ là đại diện cho một lớp người đang tàn tạ cũng như những giá trị truyền thống đang bị lãng quên. Qua đó thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước sự tha hóa của xã hội và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa.

Đọc thêm:

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.