Viết một nhan đề và sáng tạo một tác phẩm mới (Bài 10, Ngữ văn 8, tập 2, Kết Nối Tri Thức)

ngu-van-8-ket-noi-tri-thuc

Viết một nhan đề và sáng tạo một tác phẩm mới
(Ngữ văn 8, Kết Nối Tri Thức)

1. Trước khi viết.

a. Đọc những nhan đề sau và thử dự đoán về thể loại đề tài nội dung của tác phẩm:

– Cánh đồng.

– Ngôi nhà có khu vườn nhỏ.

– Chuyện kể trong thành phố.

– Những bông huệ.

– Con lừa và tôi.

– Trên sa mạc và trong rừng thẳm.

– Ngày cuối cùng của chiến tranh.

– Món quà của mùa thu.

b. Lựa chọn một thể loại mà em có thể viết (thơ, truyện, tần văn, tuỳ bút,…).

c. Huy động ý tưởng, tưởng tượng.

– Hình dung về ý tưởng cảm xúc (nếu em định làm thơ).

– Viết tóm tắt đề cương cốt truyện: nhân vật, sự việc (mở đầu, diễn biến, kết thúc) nếu em viết truyện.

– Dự kiến một hoặc một số nhan để cho bài thơ, tác phẩm truyện,… mà em định viết.

Tham khảo một số nhan đề sau đây:

+ Ngày đầu tiên của mùa thu.

+ Câu chuyện trong xóm nhỏ.

+ Cuộc gặp gỡ khó quên.

+ Mùa hè đáng nhớ.

Lưu ý rằng, nhan đề là tín hiệu đầu tiên để dẫn dắt người đọc đến với thế giới đời sống trong tác phẩm.

2. Viết.

Có thể viết một nhan đề và bắt đầu sáng tác bài thơ hay tác phẩm truyện, tùy bút, tản văn,… của em. Và em chính là người sáng tạo ra một thế giới mới của mình.

Bài viết tham khảo.

Hè về
Ngày hè thật rực rỡ
Phượng nở khắp sân trường
Ve ca vang bản nhạc
Chào tạm biệt mái trường.

Chiếc trống nằm im lặng
Những dãy nhà vắng vẻ
Bảng đen và phấn trắng
Buồn bã chào học trò.

3. Chỉnh sửa.

– Đọc lại tác phẩm đã viết.

– Thay đổi, sắp xếp lại một số từ ngữ, câu văn/ thơ, chi tiết, sự việc,… (nếu cần).

– Đọc lại nhan đề và có thể chỉnh sửa, thay đổi sao cho phù hợp và thú vị hơn (nếu cần).

– Rà soát chính tả và diễn đạt, nhất là cách dùng từ.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.