Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm (Bài 3, Ngữ Văn 7, tập 1, sách Chân trời sáng tạo).

bai-3-buc-thu-gui-chu-linh-chi-dung-cam-sgk-ngu-van-7-tap-1-sach-chan-troi-sang-tao

Đọc kết nối chủ điểm:

BỨC THƯ GỬI CHÚ LÍNH CHÌ DŨNG CẢM.

Câu 1. Tác giả bức thư đã bày tỏ tình cảm gì với nhân vật chú lính chì dũng cảm?

Trả lời:

– Tác giả bức thư đã bày tỏ tình cảm yêu mến, nể phục với nhân vật chú lính chì dũng cảm

Câu 2. Nhân vật chú lính chì dũng cảm đã gợi ra cho tác giả bức thư bài học gì?

Trả lời:

– Nhân vật chú lính chì dũng cảm đã gợi ra cho tác giả bức thư bài học về việc dũng cảm, can đảm đương đầu với những khó khăn, thử thách để vươn lên trong cuộc sống.

Câu 3. Tác giả bức thư suy nghĩ như thế nào về kết thúc không có hậu của truyện Chú lính chì dũng cảm? Em có đồng ý với điều đó không?

Trả lời:

– Về kết thúc không có hậu của truyện Chú lính chì dũng cảm, tác giả muốn để người đọc nhận ra những mặt trái của đời sống thực. Em đồng ý với điều đó bởi theo suy nghĩ của tác giả, trẻ em đang sống trong một thế giới thực, nơi mà hằng ngày vẫn diễn ra chiến tranh, đau thương, tệ nạn ma túy, cảnh đói nghèo,… Cần phải nhìn nhận một cách nghiêm túc những mặt trái của cuộc sống thực tại để tìm cách giải quyết có hiệu quả để từ đó xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn

Câu 4. Hãy giới thiệu với các bạn một nhân vật văn học đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc.

Bài tham khảo 1:

Nhân vật nàng tiên cá trong truyện cổ tích An-đéc-xen.

Nhân vật văn học đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất chính là nhân vật nàng tiên cá trong truyện cổ tích cùng tên của An-đéc-xen. Đó là một nữ nhân ngư vô cùng xinh đẹp và quyến rũ. Nửa thân trên mang hình dáng con người, nửa dưới là một chiếc đuôi lớn của loài cá. Khuôn mặt của nàng tiên cá đẹp tựa như những thiên thần, khiến ai cũng mê mẩn. Theo truyện, nàng là con gái vua Thủy tề dưới đáy biển, trong một lần bơi lên mặt nước, nàng đã gặp và yêu chàng hoàng tử đẹp trai đến từ đất liền. Nàng đã đánh đổi giọng nói của mình để có được đôi chân, cùng với đó là một lời nguyền: nếu hoàng tử không yêu nàng thì nàng sẽ biến thành bọt biển mãi mãi. Thế rồi chuyện không được như nàng tiên cá nhỏ mong ước, hoàng tử tổ chức lễ cưới với công chúa nước láng giềng. Dù được các chị của mình bày cách giết hoàng tử để phá bỏ lời nguyền nhưng nàng đã không làm. Nàng yêu chàng hoàng tử và không thể làm được điều đó, nàng đã gieo mình xuống biển và tan biến theo làn sóng. Tình yêu và tấm lòng cao thượng của nàng tiên cá đã khiến em vô cùng cảm động. Nàng sẵn sàng hi sinh bản thân để người mình yêu được sống hạnh phúc, quả thật là một tấm lòng đáng trân quý. Dù cái kết không có hậu nhưng đã để lại cho em một ấn tượng sâu sắc.

Bài tham khảo 2:

Nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng.

Trong tất cả những tác phẩm đã học có lẽ em thích nhất câu chuyện về người anh hùng Thánh Gióng. Cậu bé Gióng thật kì lạ, lên ba không biết nói biết cười, đặt đâu nằm đấy nhưng khi nghe tiếng rao của sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước thì cậu cất tiếng nói đòi đi đáng giặc. Cậu lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa mặc xong căng đứt chỉ để mau thành tráng sĩ ra trận. Hình ảnh Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ oai phong rồi anh nhảy lên lưng ngựa sắt, con ngựa bỗng hí vang mấy tiếng, xông thẳng ra trận làm em rất kinh ngạc, thích thú. Gióng chiến đấu thật kiên cường, dù roi sắt gãy cậu không hề nao núng, nhụt chí mà nhanh trí nhổ tre quật vào giặc đến cùng. Đất nước hết giặc Gióng không ở lại lĩnh thưởng mà bay về trời để lại trong lòng mọi người sự kính phục, biết ơn.

Bài tham khảo 3:

Nhân vật Lang Liêu trong truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy.

Trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy, nhân vật Lang Liêu là một nhân vật đại điện cho người nông dân nghèo khổ bất hạnh nhưng giàu nhân đức. Anh mồ côi mẹ, là một hoàng tử bị “lép vế” trong hoàng tộc nhưng cần cù chịu khó nên được Thần hiến kế và độ trì. Việc Lang Liêu gặp được Thần trong giấc mộng và được Thần giúp đỡ chứng tỏ rằng anh là một vị hoàng tử được lòng dân, sống gần gũi với dân chúng, hiểu được điều dân muốn. Không chỉ vậy, Lang Liêu còn là một con người có tính sáng tạo. Dù Thần chỉ mách nước cho Lang Liêu lấy gạo làm bánh nhưng anh đã biết lấy gạo nếp đem vo sạch, lấy đỗ đãi và thịt lợn làm nhân, lấy lá dong gói thành hình vuông đem nấu chín; biết đồ gạo nếp, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn. Lang Liêu đã sử dụng chất liệu hương vị sẵn có của nhà nông tạo nên hai thứ bánh ngon dâng lên Tiên vương. Sự hiếu thảo, giàu nhân đức cùng, sự sáng tạo cùng hai thứ bánh đặc biệt của Lang Liêu đã giúp anh được vua Hùng truyền lại ngôi kế vị. Như vậy, truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy đã giải thích nguồn gốc và tính nhân văn của bánh chưng, bánh giầy đồng thời qua nhân vật Lang Liêu ca ngợi phẩm chất nhân hậu, cần cù chịu khó của con người Việt Nam.

Bài tham khảo 4:

Nhân vật cô bé bán diêm trong truyện Cô bé bán diêm của An-đéc-xen.

Nhân vật để lại ấn tượng cho em sâu sắc nhất đó là nhân vật cô bé bán diêm trong truyện cổ tích của Andersen. Đó một cô bé bất hạnh sống với người cha hà khắc và hay uống rượu. Câu chuyện xảy ra vào một đêm cuối năm giá rét, cô bé ra ngoài bán diêm trong trạng thái không đủ ấm trong đêm tuyết lạnh lẽo. Khoảnh khắc lãnh lão đó, cô quẹt diêm mang theo một điều ước nhỏ bé của một cô gái bé bỏng. Que thứ nhất quẹt lên, lò sưởi hiện ra. Que thứ hai quẹt lên, bàn ăn và con ngỗng quay trước mắt. Que thứ ba quẹt lên, cây thông noel hiện ra. Và que diêm thứ tư mang hình ảnh của người bà hiền từ hiện về. Nhưng khi diêm tắt cũng là lúc cô bé chết vì cái lạnh. Cô bé đã đốt diêm với hy vọng sưởi ấm, cái đói, cái rét đã tạo ra sự những hình ảnh tưởng tượng, những mong muốn nhỏ bé của một cô bé bất hạnh. Qua nhân vật, tác giả muốn phê phán sự thờ ơ của con người trước sự sống của người khác, một hiện thực tồn tại trong xã hội lúc bấy giờ và cô bé bán diêm chỉ là một nạn nhân trong số đó. Câu chuyện có cái kết dù bi thương nhưng nó đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc.

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Soạn bài Ngữ Văn 7 (Chân Trời Sáng Tạo) – Đầy đủ, chi tiết - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.