Đọc mở rộng (Bài 3, Ngữ văn 8, tập 1, Kết Nối Tri Thức)

bai-3-doc-mo-rong-ngu-van-8-ket-noi-tri-thuc

Đọc mở rộng.

Câu 1: Tìm đọc một số văn bản truyện viết về đề tài lịch sử, một số bài thơ Đường luật (bát cú và tứ tuyệt) viết về vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người trong quá khứ, một số văn bản viết về những vấn đề liên quan đến đất nước và con người Việt Nam. Ghi vào nhật kí đọc sách những thông tin cơ bản mà em thu nhận được từ văn bản.

Trả lời:

– Một số truyện về đề tài lịch sử:

+ Câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng: kể về danh tướng Phạm Ngũ Lão đã có công đánh đuổi giặc Nguyên Mông sang cướp nước và đẩy lùi sự xâm lấn của quân Ai Lao.

+ Ông tổ nghề thêu: là câu chuyện ca ngợi tinh thần hiếu học, sự sáng tạo và công lao truyền dạy nghề cho dân của Trần Quốc Khái – vị quan thời Lê Chân Tông.

+ Phùng Hưng đánh hổ: là câu chuyện kể về một danh nhân lịch sử Việt Nam, qua đó thể hiện lòng dũng cảm và tấm lòng yêu thương nhân dân của Phùng Hưng.

– Một số bài thơ đường luật:

+ Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi: thể thơ thất ngôn bát cú

+ Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm: thể thơ thất ngôn bát cú

+ Thu ẩm – Nguyễn Khuyến: thể thơ thất ngôn bát cú

– Một số văn bản viết về những vấn đề liên quan đến đất nước và con người Việt Nam.

+ Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh: Bản tuyên ngôn nêu cao cuộc đấu tranh chính nghĩa và thắng lợi của nhân dân ta. Bản tuyên ngôn kết thúc bằng lời tuyên bố quyền độc lập tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của toàn dân tộc.

+ Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi: Là bản tuyên ngôn độc lập, qua đó vạch tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Câu 2: Trao đổi với các bạn về:

– Chủ đề, bối cảnh, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ trong một truyện lịch sử.

– Chủ đề, một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt Đường luật (bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối) thể hiện qua bài thơ đã đọc.

– Luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu; sự khác biệt giữa lí lẽ, bằng chứng khách quan (có thể kiểm chứng được) với ý kiến đánh giá chủ quan của người viết trong văn bản nghị luận.

Trả lời:

1. Truyện lịch sử: Kiêu binh nổi loạn (trích Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô Gia văn phái)

– Chủ đề: Tái hiện cảnh kiêu binh nổi loạn, giết Quận Huy Hoàng Đinh Bảo, phế Trịnh Cạn, lập Trịnh Tông lên ngôi chúa.

– Bối cảnh: khoảng 30 năm, từ khi Trịnh Sâm lên ngôi chúa (1768) đến lúc Gia Long lên ngôi vua (1802).

– Cốt truyện: Trịnh Tông – Thế tử bị phế truất xuống làm con út do tạo phản bất thành. Lính kiêu binh phần nhiều thuộc phe Trịnh Tông, Dự Vũ – đầu bếp của Tông; Gia Thọ là gia thần, Bằng Vũ là gia binh. Chúng căm ghét quận Huy như kẻ thù của chúng. Tình thế bất lực, thảm hại và cái chết bi tráng của anh em Quận Huy với sự không đề phòng, thiếu mưu lược của những kẻ nắm quyền quốc gia trong phủ.

– Nhân vật: Quận Huy Hoàng Đinh Bảo, Trịnh Cán, Trịnh Tông.

– Ngôn ngữ: tả thực của lối chép sử biên niên, không che dấu một nụ cười mỉa mai và xót xa trước tình cảnh đất nước bị rữa nát từ chính quyền trung ương.

2. Bài thơ “Bạn tới chơi nhà” – Nguyễn Khuyến.

– Chủ đề: Ngợi ca tình bạn chân thành thắm thiết, đậm đà, mộc mạc và tràn đầy niềm vui dân dã của tác giả.

– Về niêm: Chữ thứ 2 của câu 2 và câu 3 (thời – sâu), câu 4 và câu 5 (rộng – chửa), câu 6 và câu 7 (vừa – trò), câu 1 và câu 8 (bấy – đến) cùng thanh.

– Về luật: Luật trắc

– Về đối: câu 3 và câu 4, câu 5 và câu 6

– Bố cục:

+ Phần 1 (6 câu đầu): Giới thiệu tình huống bạn đến chơi

+ Phần 2 (6 câu tiếp): Hoàn cảnh gia đình khi bạn đến chơi

+ Phần 3 (Câu cuối): Khẳng định tình bạn chân thành

3. Văn bản nghị luận xã hội: Tôi có một giấc mơ – Mác-tin Lu-thơ Kinh.

– Luận đề: Quyền bình đẳng của người da đen và kêu gọi sự đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người da đen.

– Luận điểm:

+ Cần lên tiếng về thảm trạng người da đen bị đối xử bất công.

+ Trong quá trình chiến đấu giành lại địa vị xứng đáng của mình, những người đấu tranh không được phép hành động sai lầm.

+ Chỉ khi người da đen được đỗi xử bình đẳng thì cuộc đấu tranh mới dừng lại.

– Lí lẽ:

+ Một trăm năm trước, Lin-cơn đã kí bản Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ.

+ Nhưng một trăm năm sau người da đen vẫn chưa được tự do.

+ Không được để cho cuộc phản kháng đầy sáng tạo sa vào bạo loạn.

+ Tinh thần chiến đấu quật cường mới vừa trào sôi trong cộng đồng người da đen không được đẩy đến chỗ ngờ vực tất cả người da trắng.

+ Giấc mơ bắt nguồn sâu thẳm trừ trong giấc mơ của nước Mỹ (niềm tin rằng nước Mỹ luôn tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người, bất kể xuất thân, hoàn cảnh, địa vị xã hội,…

– Dẫn chứng:

+ Người da đen vẫn bị thít chặt trong gông cùm của luật cách li và xiềng xích của óc kì thị, vẫn phải sống trong một hoang đảo nghèo đói giữa đại dương bao la của sự phồn thịnh vật chất và vẫn phải sống mòn trong những góc khuất của xã hội Mỹ, thấy mình chỉ là kẻ lưu vong ngay trên quê hương mình.

+ Có rất nhiều người da trắng đã nhận ra vận mệnh của họ gắn liền với vận mệnh của người da đen, rằng tự do của họ không thể tách rời với tự so của người da đen.

+ Không bao giờ hài lòng khi ….

– Sự khác biệt giữa lí lẽ và bằng chứng liên quan (có thể kiểm chứng được) với ý kiến đánh giá chủ quan của người viết trong văn bản nghị luận: Lí lẽ và bằng chứng được sử dụng với mục đích chứng minh cho ý kiến kiến đánh giá chủ quan của người viết.

Câu 3. Học thuộc lòng một số đoạn thơ, bài thơ Đường luật (bát cú, tứ tuyệt) em yêu thích.

Trả lời:

– Học sinh tự lựa chọn một số đoạn thơ, bài thơ Đường luật (bát cú, tứ tuyệt) mà mình yêu thích và học thuộc

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.