Viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống.
I. Hướng dẫn phân tích văn bản.
Câu 1. Vấn đề được bản luận trong bài viết là gì? Tác giả thể hiện thái độ đồng tình hay phản đối đối với vấn đề đó?
Trả lời:
– Vấn đề được bàn luận trong văn bản là vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống.
– Tác giả hoàn toàn tán đồng ý kiến: “Thiên nhiên là người bạn tốt của con người, con người cần yêu mến, bảo vệ thiên nhiên.
Câu 2. Vẽ sơ đồ thể hiện luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong bài viết.
(Sơ đồ)
Câu 3. Nhận xét về sức thuyết phục của các lí lẽ, bằng chứng được tác giả nêu ra.
Trả lời:
– Sức thuyết phục của các lí lẽ, bằng chứng được tác giả nêu ra: Lí lẽ logic, bằng chứng xác đáng và chân thực. Tác giả sử dụng những lí lẽ đanh thép, bằng chứng được nêu ra cụ thể, phù hợp nhằm tăng tính thuyết cho bài viết
II. Hướng dẫn viết.
Đề bài: Câu lạc bộ Văn học trường em phát động viết bài với đề tài “Con người và thiên nhiên”. Hãy viết một bài văn nghị luận, bày tỏ ý kiến đồng tỉnh hay phản đối về một vấn đề môi trường hoặc thiên nhiên mà em quan tâm và gửi cho ban tổ chức.
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
– Em có thể chọn một vấn đề dưới đây để bày tỏ ý kiến đồng tình hay phản đối:
+ Tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng.
+ Hiện tượng xả rác bừa bãi.
+ Nạn săn bắt thú hoang dã.
+ Tuổi trẻ cần có trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường sống.
+ Cần cấm sử dụng vật dụng bằng ni lông để bảo vệ môi trường.
+ …
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
– Liệt kê các ý kiến đồng tình hoặc phản đối về đề tài đã chọn dựa vào bảng sau:
Ý kiến | Lí lẽ | Bằng chứng |
Đồng tình | ||
Phản đối |
– Sắp xếp các ý tìm được dựa vào dàn ý sau:
Mở bài | Nêu vấn đề cần bàn luận. Nêu ý kiến đồng tình hay phản đối về vấn đề cần bàn luận. |
Thân bài | 1. Giải thích từ ngữ, ý kiến cần bàn luận 2. Bàn luận: Trình bày vấn đề cần bàn luận. Trình bày ý kiến đồng tình hay phản đối về vấn đề cần bàn luận. Đưa ra lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm. |
Kết bài | Khẳng định lại vấn đề. Đề xuất giải pháp hoặc nêu bài học. |
Trả lời:
Hiện nay, chúng ta lại chưa thực sự có được những bữa ăn sạch bởi hàng ngày, thực phẩm bẩn xuất hiện tràn lan, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Đây là một vấn đề nhức nhối mà gần đây đã trở thành “quốc nạn”, ngày đêm đe dọa trực tiếp đến từng cá nhân và toàn thể cộng đồng.
Thực phẩm bẩn là thuật ngữ chỉ chung những thực phẩm không rõ nguồn gốc, thiếu an toàn, có chứa các chất độc hại vượt mức cho phép gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Đó có thể là những thức ăn bán sẵn được sơ chế và chế biến không đảm bảo vệ sinh, dụng cụ đựng thức ăn chưa được làm sạch. Nguy hiểm hơn, thực phẩm bẩn còn là những nguyên liệu ngay từ đầu đã bị “nhiễm bẩn”: rau bị bơm thuốc kích thích, hoa quả ngâm thuốc bảo quản, thịt lợn tiêm salbutamol để tạo nạc, ngâm tẩm hóa chất để sau một đêm biến thành thịt bò và rất nhiều phương thức khác của “công nghệ chế tạo thực phẩm” mà chúng ta chưa được biết đến. Từng ngày, từng giờ, thực phẩm bẩn đang gặm nhấm sức khỏe của cộng đồng.
Hậu quả nhãn tiền là sức khỏe con người bị xâm phạm một cách tàn nhẫn. Ở mức độ nhẹ, thực phẩm bẩn gây ra bệnh bán cấp tính (ngộ độc thức ăn nhẹ). Đây là căn bệnh duy nhất có thể tự chữa hoặc tự khỏi. Song dù là mức độ nhẹ nhất, nó cũng gây ra các rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh nhẹ hoặc các triệu chứng cấp tính. Ở mức độ nặng hơn, thực phẩm bẩn dẫn đến ngộ độc cấp tính, nếu trở thành bệnh mãn tính sẽ kéo dài dai dẳng hoặc dẫn đến tử vong. Đây quả thực là con đường ngắn nhất từ bữa ăn đến nơi yên nghỉ cuối cùng. Ngay cả khi thực phẩm bẩn không dẫn đến những hậu quả trực tiếp hay ngay lập tức thì nó cũng là chất nhiễm độc tiềm ẩn gây ung thư, vô sinh,… Đau xót hơn, nếu cơ thể người mẹ đang mang thai tích tụ những độc tố ấy sẽ khiến thai nhi trở nên dị dạng.
Tác hại nghiêm trọng của thực phẩm bẩn còn ở sự tha hóa, suy đồi nghiêm trọng của nhân cách con người. Truyền thống tốt đẹp bao đời nay “Thương người như thể thương thân”, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng” giờ đây bị lãng quên trước lợi nhuận đem lại từ thực phẩm bẩn. Lưu hành thực phẩm bẩn, người tiêu dùng bị xâm hại sức khỏe, người bán để mất nhân cách chính mình.
Nguyên nhân phát sinh vấn nạn thực phẩm bẩn nằm ở đâu? Trước hết, nó nằm ngay trong sự tham lam và mờ mắt vì lợi nhuận của kẻ buôn người bán. Điều này khiến con người tự làm hại lẫn nhau. Ngày nay, không chỉ có những người nông dân, những hộ gia đình trồng trọt, chăn nuôi nhỏ lẻ mà nhiều cơ sở sản xuất tập trung như nhà máy, xí nghiệp cũng đang áp dụng “công nghệ chế tạo thực phẩm bẩn” để trục lợi. Thực phẩm bẩn đầy rẫy xung quanh ta mà khó có cách nào phân biệt được. Không chỉ có mặt trên những phố chợ tự họp, thực phẩm bẩn với khả năng luồn lách khéo léo còn len lỏi vào những siêu thị vốn được người tiêu dùng tin tưởng. Sự kiếm tiền nào độc ác hơn là kiếm tiền trên sức khỏe và mạng sống đồng bào mình?
Cựu thành viên ban nhạc Bức Tường – Trần Nhất Hoàng từng chia sẻ: “Ông trồng chè khoe họ được uống chè từ khu trồng sạch nhà quây riêng dành cho gia đình, khu còn lại tất nhiên là trà bẩn để bán. Bà bán rau cũng hân hoan nói nhà mình được ăn rau ở khu trồng sạch, khu nhiều thuốc là để bán. Ông bán thịt lợn cũng vậy. Nhưng họ không thể cả đời chỉ uống trà, ăn rau hay ăn thịt, họ uống trà sạch nhưng vẫn phải ăn rau bẩn của kẻ khác, ăn rau nhà sạch nhưng vẫn ăn thịt bẩn của kẻ khác… Chúng ta đang giết nhau trong khi cảm thấy an tâm đã bảo vệ được gia đình mình ở một góc nhỏ hẹp hòi…”. Đằng sau những ông trồng chè, bà trồng rau và ông bán thịt ấy là cả một thị trường chất cấm sôi động và chưa được quản lí chặt chẽ. Không chỉ thế, chính người tiêu dùng cũng đang tiếp tay cho vấn nạn này bằng nhiều cách. Có khi bằng sự dễ dãi, thỏa hiệp, có khi bằng sự thiếu thông minh trong lựa chọn thực phẩm.
Vấn đề thực phẩm bẩn đã trở thành quốc nạn nên việc đẩy lùi không thể chỉ trong một sớm, một chiều, cũng không thể chỉ trông chờ vào cơ quan chức năng hay một ban ngành, đoàn thể nào. Mà nó, với “tư cách” là một quốc nạn cần được toàn dân cùng nhau đoàn kết chống lại, cũng giống như cách đây một thế kỉ, chúng ta đã bên nhau đẩy lùi giặc đói, giặc dốt, đánh đuổi ách thực dân phát xít xâm lược.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
– Dùng bảng kiểm bên dưới để kiểm tra chất lượng bài viết:
Bảng kiểm kĩ năng viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
Tiêu chí | Đạt | Chưa đạt | |
Mở đầu | Nêu vấn đề cần bàn luận | ||
Nêu ý kiến đồng tình hay phản đối. | |||
Thân bài | Giải thích được từ ngữ quan trọng và ý nghĩa của ý kiến cần bàn luận. | ||
Trình bày vấ đề cần bàn luận. | |||
Trình bày ý kiến đồng tình hay phản đối về vấn đề cần bàn luận. | |||
Nêu được ít nhất hai lí lẽ một cách thuyết phục để làm rõ luận điểm. | |||
Nêu được bằng chứng đa dạng, cụ thể, phù hợp với luận điểm. | |||
Sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo một trình tự hợp lí | |||
Kết bài | Khẳng định lại vấn đề. | ||
Đề xuất giải pháp hoặc nêu bài học rút ra từ vấn để bàn luận. | |||
Trình bày, diễn đạt | Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. | ||
Diễn đạt chặt chẽ, thuyết phục. |
– Ghi lại:
- Ba điều em thích về bài viết và một điều em nghĩ rằng cần làm tốt hơn.
- Những lưu ý về kĩ năng viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống
– Sau khi kiểm xong, tiếp tục điều chỉnh bài thơ. Hoạt động này có thể được lặp đi lặp lại nhiều lần.
– Chia sẻ bài thơ với người thân trong gia đình, với bạn bè và với bất cứ ai mà em muốn.