Tri thức Ngữ văn Bài 4: Văn bản thông tin tổng hợp; Bản tin; Quan điểm của người viết; Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (Bài 4, Ngữ văn 10, tập 1, Chân trời sáng tạo).

bai-4-tri-thuc-ngu-van-van-ban-thong-tin-tong-hop-ban-tin-quan-diem-cua-nguoi-viet-phuong-tien-giao-tiep-phi-ngon-ngu

Tri thức Ngữ văn:

Văn bản thông tin tổng hợp; Bản tin; Quan điểm của người viết; Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

Văn bản thông tin tổng hợp.

Văn bản thông tin tổng hợp là một dạng của văn bản báo chí được viết theo lối tổng hợp nhiều thông tin, nhiều phương thức giao tiếp. Tiêu biểu cho dạng này là văn bản thuyết minh có lồng ghép các yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm,…Mục đích của việc lồng ghép các yếu tố như trên nhằm giúp việc truyền tải thông tin của văn bản thêm sinh động, hiệu quả hơn.

Bản tin.

Bản tin là thể loại cơ bản của văn bản báo chí nhằm truyền đạt, phản ánh về một sự kiện mới xảy ra được công chúng quan tâm. Bản tin có chức năng thông tin sự kiện một cách nhanh và ngắn gọn trên báo chí, đặc biệt là báo giấy, báo điện tử, đài phát thanh và đài truyền hình. Bản tin có nhiều loại bản tin ảnh, bản tin chữ. Riêng bản tin chữ là có tin vắn, tin thường, tin tường thuật, tin tổng hợp, tin dự báo,… mà với mỗi dạng có thể thức riêng. Chẳng hạn: Tin vắn là tin không có đầu đề, dài dưới 100 chữ. Tin thường thì có đầu đề và độ dài từ 100 đến 350 chữ,…

– Chất lượng của bản tin thể hiện ở tính thời sự, xác thực, hàm súc,…

Quan điểm của người viết.

Quan điểm của người viết: Người viết bản tin phải đảm bảo tính khách quan, chuẩn xác trong việc đưa tin, nhưng khi cần cũng thể hiện rõ lập trường nhân văn, bảo vệ đạo lí và thuần phong mĩ tục, tôn trọng pháp luật, khẳng định, biểu dương cái thiện, phủ định, phê phán cái ác,…

Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là những hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,… góp phần chuyển tải ý tưởng, quan điểm trong giao tiếp. Đây là phương tiện thường được sử dụng kết hợp với phương tiện ngôn ngữ trong văn bản thông tin tổng hợp, giúp thông tin được truyền tải hiệu quả, sinh động hơn.

– Việc sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ cần đáp ứng được yêu cầu:

+ Lựa chọn hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,…liên quan trực tiếp đến các luận điểm của bài viết.

+ Sử dụng các phương tiện này đúng thời điểm.

+ Đưa ra các chỉ dẫn cần thiết.

+ Chú thích cho các hình ảnh, sơ đồ,…trong bài viết: giải thích rõ về vị trí, ý nghĩa của hình ảnh, sơ đồ; nêu nguồn dẫn (nếu là dẫn lại từ nguồn khác, bài khác).

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.