Bảo kính cảnh giới – Bài 43 (Nguyễn Trãi) (Bài 5, Ngữ văn 10, tập 2, Cánh Diều)

bai-5-van-ban-bao-kinh-canh-gioi-bai-43-nguyen-trai-ngu-van-10-canh-dieu

Đọc hiểu văn bản:

Bảo kính cảnh giới bài 43
(Nguyễn Trãi)

Nội dung chính: Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè và tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả.

Chuẩn bị.

– Xem lại phần Kiến thức ngữ văn và những hiểu biết về Nguyễn Trãi ở những bài trước.

– Đọc trước bài thơ, tìm hiểu kĩ về những nội dung liên quan đến bài thơ.

Trong khi đọc.

Câu 1.Chú ý số chữ trong các câu; những từ thuần Việt; động từ; từ chỉ màu sắc; hương vị, âm thanh trong bài thơ.

Trả lời:

– Số chữ trong các câu: câu đầu và cuối (6 chữ), các câu còn lại (7 chữ).

– Những từ thuần Việt: mùi hương, hóng mát, lao xao, chợ cá.

– Động từ: đùn đùn, giương, phun, tiễn.

– Từ chỉ màu sắc: hòe lục, thạch lựu..đỏ, hồng liên trì.

– Từ chỉ hương vị: mùi hương.

– Từ chỉ âm thanh: dắng dỏi, lao xao

Câu 2. Giữa tiếng đàn và mong ước của Nguyễn Trãi có liên hệ gì?

Trả lời:

– Tiếng đàn Ngu cầm có mối liên hệ chặt chẽ, thể hiện được mong ước của Nguyễn Trãi: muốn mang lại cuộc sống ấm no, sung túc, yên vui cho nhân dân muôn nơi.

Trả lời câu hỏi.

Câu 1. Tìm hiểu nhan đề và nội dung chính của bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43)

Trả lời:

– Nhan đề: gác kiếm lại, tận hưởng cuộc sống ẩn dật của Nguyễn Trãi – Cuộc sống thanh bình, giản dị đã giúp ông lắng nghe trọn vẹn nhịp sống của con người, của thiên nhiên.

– Nội dung: tả cảnh ngày hè cho thấy tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước.

Câu 2. Nhận biết vai trò của các từ chỉ màu sắc, âm thanh, từ láy và phép đối trong việc thể hiện cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống trong bài thơ.

Trả lời:

– Vai trò: Tái hiện lại bức tranh thiên nhiên có sự kết hợp hài hòa giữa âm thanh, giữa cảnh vật với con người. Màu xanh mát của hoa hòe làm nền nổi bật lên sắc đỏ của hoa thạch lựu, tiếng lao xao chợ cá hòa cùng với tiếng ve kêu. Tất cả như đang hòa trộn vào nhau trong không gian đầy sức sống để rồi làm bật lên sự nhộn nhịp của của sống của những ngư dân làng chài.

Câu 3. Phân tích mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ Gương báu khuyên răn.

Trả lời:

– Cảnh và tình trong bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43) được Nguyễn Trãi khắc họa như một bức tranh đẹp. Tác giả không chỉ miêu tả bằng thị giác mà còn miêu tả bằng thính giác, khứu giác. Từ sắc xanh của hòe, sắc đỏ của lựu, tiếng lao xao của chợ cá, tiếng ve kêu râm ran, những con người làng chài chất phác, tất cả như đang hòa quyện hài hóa với nhau tạo lên bức tranh thiên nhiên thật êm đềm bình dị.

Câu 4. Theo em, bài thơ đã thể hiện tâm trạng và mong ước gì của Nguyễn Trãi? Những thông tin nào về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi giúp em hiểu hơn về điều đó?

Trả lời:

– Bài thơ đã thể hiện tâm trạng và mong ước của Nguyễn Trãi về người dân đất nước ta có cuộc sống no đủ sum vầy hạnh phúc, ấm êm. Nhờ vào hai câu thơ cuối:

Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.

– Hai câu thơ cuối cho ta hiểu tấm lòng của Nguyễn Trãi muốn có cây đàn của vua Thuấn để gảy lên khúc ca sự no ấm, thái bình của người dân. Qua đó, ta thấy được ông là người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo cho dân, cho đất nước, nhìn thấy dân làng chài trong cảnh yên vui cũng đủ khiến ông yên lòng

Câu 5. Điểm khác biệt về hình thức của bài thơ này so với các bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật là gì? Nêu ý nghĩa của sự khác biệt đó?

Trả lời:

– Điểm khác biệt về hình thức của bài thơ này so với các bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật: Trong bài thơ, tác giả đã vận dụng một cách sáng tạo thể thơ Đường luật với sự đan xen của câu sáu chữ và câu bảy chữ.

– Ý nghĩa: Việc sử dụng như vậy sẽ tạo nên âm điệu cho bài thơ và đồng thời như thể hiện sự dồn nén trong câu chữ những tình cảm của ông.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.