Đẽo cày giữa đường (Bài 6, Ngữ văn 7, tập 2, Kết nối tri thức)

bai-6-deo-cay-giua-duong-ngu-van-7-ket-noi-tri-thuc

Đọc hiểu văn bản:

Đẽo cày giữa đường.

* Nội dung chính: Bài văn kể về 1 anh thợ mộc đẽo cày bán với hành động ngu ngốc, không có chủ kiến, luôn bị động nên hay thay đổi theo ý kiến người khác, cuối cùng chẳng đạt được kết quả gì.

* Trước khi đọc.

Câu 1. Câu chuyện “Đeo lục lạc cho mèo” .

Một gia đình chuột đang sống trong sợ hãi khi con mèo cứ săn chúng cả ngày lẫn đêm. Mệt mỏi vì lo sợ cho cuộc sống mỗi giây, chúng đã quyết định cố gắng và nghĩ ra một kế hoạch. Sau một thời gian, một trong những con chuột trẻ đã đưa ra một ý tưởng thông minh.

Con chuột đề nghị rằng chúng sẽ buộc một cái chuông quanh cổ của con mèo, nên có thể nghe thấy khi con mèo đến gần, khi đó có thể trốn con mèo. Tất cả chuột đều đồng ý, ngoại trừ con chuột lâu đời nhất, khôn ngoan nhất. Các con chuột già cho rằng đó là một kế hoạch tốt về mặt lý thuyết, nhưng “ai sẽ là người đi đeo chuông cho mèo?”

– Bài học: Thực hiện thì lúc nào cũng quan trọng hơn ý tưởng.

Ý tưởng là rất cần thiết để giải quyết vấn đề, nhưng cần thiết hơn là biết cách thực hiện. Khi bạn tưởng tượng ra một ý tưởng cho công việc hay cái gì khác, phải luôn luôn biết cách thực hiện trước khi đưa ra ý kiến. Nếu không có cách nào tốt để thực hiện ý tưởng đó, thì phải xin lời khuyên, đừng bao giờ khoe khoang ý tưởng của bạn cho đến khi thực sự sẵn sàng cho lúc bắt đầu.

Câu 2.

Trả lời:

– Câu nói thể hiện sự tự nhận thức về bản thân: tầm nhìn hạn hẹp, không coi ai ra gì, tính tình tự cao tự đại luôn luôn cho rằng mình giỏi hơn tất cả và luôn khinh thường người khác.

* Đọc văn bản.

Câu 1. Số tiền người thợ mộc bỏ ra mua gỗ. 

Trả lời:

– Người thợ mộc bỏ ra 300 quan tiền. 

Câu 2. Hành động của người thợ mộc mỗi khi nhận được lời khuyên của người qua đường. 

Trả lời:

– Người thợ mộc đều cho là phải và đẽo cày theo ý của những người qua đường đó.

Câu 3. Vì sao người thợ mộc không bán được cày? 

Trả lời:

– Vì những chiếc cày anh đẽo ra đều không phù hợp với việc cày ruộng.

* Sau khi đọc.

Câu 1.

Trả lời:

Có 3 lần người thợ mộc phản ứng trong câu chuyện:

+ 2 lần đầu đầu “cho là phải” rồi đẽo cày theo kích cỡ mới.

+ 1 lần cuối “liền đẽo ngay” mà không có suy nghĩ tìm hiểu, cân nhắc.

Câu 2.

Trả lời:

– Nếu là người thợ mộc, trước những lời khuyên của người qua đường em sẽ lắng nghe, suy xét, đánh giá đúng/sai để đưa ra quyết định phù hợp.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.