Mây và sóng (R.Tagor) (Bài 7, Ngữ văn 6, tập 2, Chân trời sáng tạo)

bai-7-doc-hieu-van-ban-may-va-song-tagor

Đọc hiểu văn bản:

MÂY VÀ SÓNG
(Tagor)

* Nội dung chínhThông qua cuộc trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc. Bài thơ chứa đựng những triết lí giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc trong cuộc đời.

I. Chuẩn bị đọc.

Câu hỏi: Chắc hẳn em đã từng chơi một trò chơi nào đó với người thân trong gia đình (cha mẹ, anh chị,…). em có cảm xúc như thế nào về những giây phút ấy.

Trả lời:

– Em đã dành những thời gian rảnh dỗi bên gia đình và người thân. Khi đó em cùng mọi ngời chơi những trò chơi như đoán chữ, trốn tìm,… để thêm gắn bó và hiểu nhau hơn. Những giây phút ấy đối với em vô cùng quý giá, nó tràn ngập sự vui vẻ, hạnh phúc và tự tin khi ở bên cạnh những người mình yêu thương.

II. Trải nghiệm cùng văn bản.

Câu 1.  Qua hình dung của người con về trò chơi khác “thú vị” hơn, em nghĩ người con muốn thể hiện tình cảm gì?

Trả lời:

– Qua hình dung của người con về trò chơi khác “thú vị” hơn, người con muốn thể hiện tình yêu thương của mình đối với mẹ.

– Người con sẽ là mây, mẹ sẽ là trăng, con sẽ dùng hai tay ôm lấy mẹ. Một trò chơi thể hiện tình yêu của cậu bé dành cho mẹ là không gì sánh được, con muốn lúc nào cũng bên cạnh và ôm lấy mẹ.

Câu 2. Hình ảnh nào thể hiện lên trong tâm trí em khi đọc bài thơ này?

Trả lời:

– Khi đọc bài thơ này, hình ảnh mẹ và con đã hiện lên trong tâm trí em.

– Tình yêu và sự gắn bó với mẹ của em bé thể hiện qua hai cuộc đối thoại của em với những người trên mây, trong sóng. Mây và sóng được cảm nhận qua cái nhìn và trí tưởng tượng cua trẻ thơ trở lên hấp dẫn và kì diệu tượng trưng cho tấm lòng bao la và sự bao dung của mẹ.

III. Suy ngẫm và phản hồi.

Câu 1. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Mây và sóng là một bài thơ?

Trả lời:

Những dấu hiệu giúp em nhận ra đây là một bài thơ là:

– Kết thúc mỗi câu tác giả đều xuống dòng.

– Lời hỏi đáp của con và các bạn cũng được tác giả trích dẫn và cho vào ngoặc kép.

– Bài thơ không có vần, không bị ràng buộc bởi vần luật nhưng người đọc vẫn cảm nhận được âm điệu trữ tình của bài thơ.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.