Thực hành Tiếng Việt Bài 7 (tt): Nghĩa của từ ngữ; Biện pháp tu từ. (Bài 7, Ngữ văn 6, tập 2, Kết nối tri thức)

bai-7-thuc-hanh-tieng-viet-nghia-cua-tu-ngu-van-6-ket-noi-tri-thuc

Thực hành tiếng Việt:

Nghĩa của từ ngữ; Biện pháp tu từ.

Câu 1. Đọc những câu sau trong truyện Cây khế (Bùi Mạnh Nhị kể):

a. Quanh năm hai vợ chồng chăm chút cho nên cây khế xanh mơn mởn, quả lúc lỉu sát đất, trẻ lên ba cũng với tay được.

b. Từ đó ròng rã một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm làm quả vợi hẳn đi.

Tìm những từ ngữ phù hợp để thay thế cho các từ ngữ in đậm.

Trả lời:

STT Từ ngữ

Ý nghĩa

a (xanh) mơn mởn (xanh) non, tươi
lúc lỉu (trạng thái) nhiều quả trên khắp các cành.
b ròng rã (thời gian) kéo dài, liên tục.
vợi hẳn Giảm đi đáng kể.

Câu 2. So sánh những lời kể về vợ chồng người em và vợ chồng người anh (khi chuẩn bị theo chim ra đảo, khi lấy vàng bạc trên đảo) và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:

(Xem bảng SGK)

a. Tìm những động từ hoặc cụm động từ thể hiện rõ sự khác biệt về hành động giữa vợ chồng người em và vợ chồng người anh.

b. Giải thích nghĩa của những động từ hoặc cụm động từ tìm được ở trên.

Trả lời:

a. 

Sự kiện Vợ chồng người em Vợ chồng người anh
Động từ, cụm động từ Đặc điểm Động từ, cụm động từ Đặc điểm
Chuẩn bị theo chim ra đảo Nghe lời chim,

May một túi

Từ tốn, biết điểm dừng Cuống quýt bàn cãi may túi, định may nhiều túi. Tham lam, nôn nóng.
Lên lưng chim để ra đảo Trèo, trèo lên lưng Ôn tồn, bình tĩnh Tót, tót ngay lên lưng. Vội vã, sỗ sàng, thô lỗ.
Lấy vàng bạc trên đảo Không dám vào, chỉ dám nhặt ít Cẩn trọng, từ tốn, không tham lam. Hoa mắt vì của quý, mêm mẩn tâm thần, quên đối, quên khát, lấy thêm, cố nhặt vàng và kim cương. Tham lam vô độ, mất hết lí trí.

b. Giải thích nghĩa của một số động từ, cụm động từ:

– tót: di chuyển lên một nơi khác bằng động tác rất nhanh, gọn và đột ngột.

– tót ngay lên: hành động trèo lên sự vật một cách vội vã, khẩn trương, vô duyên.

– cuống quýt: vội vã, rối rít do bị cuống, không bình tĩnh.

cuống quýt bàn cãi: bàn cãi một cách vội vàng, hấp tấp cho sự việc đang gấp rút.

– mê mẩn tâm thần: tâm trí, tinh thần không còn tỉnh táo hoặc quá say mê đến mất bình tĩnh.

– nghe lời chim: lắng nghe và làm theo lời chỉ dẫn của chim,…

– may một túi vải: hành động may một túi bằng vải đựng đồ.

– chim rạp mình xuống đất: chim nằm xuống cho người leo lên.

– trèo lên: trèo lên một cách thận trọng, từ từ.

– vái lấy vái để: hành động quỳ lạy vội vàng, nhanh như cầu khẩn điều gì.

– không dám vào: bẽn lẽn, rụt rè, không dám vào trong.

– hoa mắt: cảm giác xây xẩm, tối sầm mặt lại vì điều gì đó khiến ta lạ lẫm.

– mê mẩn tâm thần, quên đói, quên khát, cố nhặt vàng: như người mất trí, mê mẩn quên hết mọi thứ, chỉ nghĩ đến thứ trước mắt.

– lấy thêm: hành động tham lam, lấy thêm nhiều nữa vì cảm giác chưa đủ.

* Biện pháp tu từ.

Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu văn sau và nêu tác dụng:

a. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hét lại đầy.

b. Chim bay mãi, bay mãi, qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả.

Trả lời:

a. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy.

– Biện pháp tu từ: điệp từ

– Tác dụng của biện pháp tu từ: nhấn mạnh về sự thần kì của niêu cơm. Phản ánh ước mơ, lí tưởng về sự hòa bình của nhân dân qua hình tượng niêu cơm thần.

b. Chim bay mãi, bay mãi, qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả.

– Biện pháp tu từ: điệp ngữ

– Tác dụng của biện pháp tu từ: Tăng sức gợi hình cho câu văn, thể hiện sự bao la, rộng lớn với những nơi mà chim thần bay qua.

Câu 4. Đặt một câu có sử dụng biện pháp tu từ được chỉ ra ở bài tập 3.

Trả lời:

– Tôi đi mãi, đi mãi mà vẫn chưa đến nơi.

– Biện pháp tư từ điệp ngữ: đi mãi.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.