Góc nhìn (Thanh Giang) (Bài 8, Ngữ văn 6, tập 2, Chân trời sáng tạo)

bai-8-doc-ket-noi-chu-diem-goc-nhin

Đọc kết nối chủ điểm:

Góc nhìn
(Thanh Giang)

* Nội dung chính: Văn bản đã đưa ra các ý kiến khác nhau dựa trên góc nhìn khác nhau của nhà vua và người hầu. Từ đó hướng con người có cái nhìn thấu đáo trong mọi khía cạnh của đời sống.

Câu 1. Lời khuyên của người hầu trong câu chuyện đã mang đến ích lợi gì?

Trả lời:

– Lời khuyên của người hầu đã giúp nhà vua tiết kiệm được thời gian, công sức và của cải. Nó đã giúp ích cho đôi chân của vua không còn đau khi đi trên những con đường gập ghềnh nữa và tiết kiệm được ngân khố cho đất nước.

Câu 2. Trong câu chuyện trên, nhà vua và người hầu đã có những cách nhìn khác nhau về việc sử dụng miếng da súc vật để giúp vua đỡ đau chân khi đi trên những con đường gập ghềnh. Theo em, nguyên nhân của những cách nhìn khác nhau ấy là gì?

Trả lời:

Theo em, nguyên nhân của những cái nhìn khác nhau ấy do địa vị xã hội:

– Nhà vua là người đứng đầu một đất nước nên việc tiêu tốn nhiều tiền để lót da trên khắp các con đường là điều dễ dàng vì vua có rất nhiều của cải và ông không bận tâm hay lo lắng về việc tốn kém.

– Người hầu là người có địa vị thấp kém, không có quyền, không có tiền nên đưa ra ý kiến là lấy da bọc quanh chân vì họ hiểu những nỗi thiếu thốn, khó khăn và biết tiết kiệm.

Câu 3. Thông điệp của câu chuyện trên là gì?

Trả lời:

– Thông điệp của câu chuyện trên là: Chúng ta nên nhìn nhận một vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, xem xét và đưa ra quyết định phù hợp nhất đối với lợi ích của chúng ta.

Câu 4. Có phải lúc nào chúng ta cũng nên thay đổi cách nhìn của mình không? Vì sao?

Trả lời:

– Chúng ta nên nhìn nhận mọi việc một cách đa chiều, từ nhiều khía cạnh khác nhau để thấy sự việc một cách khách quan và chọn cách nào tốt nhất. Nhưng không có nghĩa lúc nào cũng thay đổi cách nhìn mà phải biết cân nhắc và chọn lựa giải pháp tối ưu.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.