Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí (Bài 8, Ngữ văn 8, tập 2, Cánh Diều)
1. Định hướng
1.1. Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bài văn thường tập trung làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa của một nhận định, một ý kiến về tư tưởng, tình cảm hay quan niệm về lối sống, cách ứng xử,… Đề văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí thường lấy một câu danh ngôn, tục ngữ, ca dao,… nào đó để nêu lên yêu cầu. Ví dụ:
Đề 1. Suy nghĩ về câu tục ngữ. “Chết trong còn hơn sống đục.”.
Đề 2. Suy nghĩ về câu nói của danh tướng Trần Bình Trọng: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.”.
1.2. Để viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, các em cần chú ý:
– Tìm hiểu kĩ nội dung, ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí được nêu trong đề.
– Trình bày rõ ý kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết về tư tưởng, đạo lí ấy và lí giải vì sao.
– Tìm ý và lập dàn ý cho bài viết: Căn cứ vào đề bài để xác định cách tìm ý cho phù hợp (đặt câu hỏi hoặc suy luận)
– Sử dụng lí lẽ và bằng chứng phù hợp để làm rõ ý kiến, tăng sức thuyết phục cho bài viết
2. Thực hành
2.1. Thực hành viết theo các bước
Đề bài: Suy nghĩ về câu nói của danh tướng Trần Bình Trọng “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”.
a) Chuẩn bị
– Đọc kĩ và tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài viết:
+ Trọng tâm cần làm rõ: tinh thần bất khuất, không chịu sống nô lệ.
+ Kiểu văn bản chính: nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
+ Phạm vi bằng chứng cần huy động: bằng chứng thực tế; kiến thức lịch sử, địa í và thơ văn liên quan.
– Xem lại định hướng viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
– Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu nói của danh tướng Trần Bình Trọng.
b) Tìm ý và lập dàn ý
– Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi:
+ Câu nói của Trần Bình Trọng có ý nghĩa gì?
+ Câu nói thể hiện tư tưởng, đạo lí sống nào? Tại sao có thể nói như vậy?
+ Tư tưởng, đạo lí sống đó đã thể hiện như thế nào (trong cuộc sống, văn học, nghệ thuật, lịch sử…)?
+ Giá trị của tư tưởng, đạo lí sống vừa nêu là gì? Cần phê phán những biểu hiện ngược lại với tư tưởng, đạo lí sống trên như thế nào?
– Lập dàn ý bằng cách sắp xếp các ý đã tìm được theo bố cục ba phần:
- Mở bài:
– Giới thiệu Trần Bình Trọng và câu nói bất hủ.
- Thân bài:
Phát triển các ý làm rõ cho vấn đề nêu ở mở bài:
– Giải thích câu nói:
+ Câu nói: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.” có nghĩa là gì?
+ Tại sao “thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”?
– Chứng minh tính đúng đắn của câu nói:
+ Các bằng chứng từ cuộc sống và lịch sử. • Các bằng chứng từ thơ văn, nghệ thuật.
– Bình luận câu nói:
+ Khẳng định ý nghĩa và giá trị của câu nói.
+ Phê phán tư tưởng, đạo lí sống ngược lại.
- Kết bài:
– Khái quát lại các ý đã nêu và rút ra bài học cho thế hệ trẻ.
c) Viết
Dựa vào dàn ý đã làm để viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Trong khi viết, cần chú ý:
– Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
– Quan hệ giữa ý kiến, lí lẽ và bằng chứng trong bài nghị luận.
– Cách chuyển ý giữa các đoạn văn (câu chuyển đoạn).
* Bài viết mẫu tham khảo:
Trần Bình Trọng – người góp công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên xâm lược lần 2 (1285) và đã hy sinh vì tổ quốc. Tinh thần bất khuất, hiên ngang của ông được thể hiên mạnh mẽ, đầy đủ qua câu nói: “Ta thà làm ma nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc…”. Đây là câu nói bất hủ của ông đươc mọi người dân Đại Việt nhớ mãi và nó cũng đã trở thành biểu tượng của tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc. Tinh thần bất khuất của Trần Bình Trọng toát ra từ câu nói đó đã làm cho toàn quân dân nhà Trần nức lòng chiến đấu, đánh đuổi giặc Mông-Nguyên ra khỏi bờ cõi dành lại dộc lập bền vững cho non sông đất nước. Khí tiết và cái chết oanh liệt của Trần Bình Trọng đã thổi thêm ngọn lửa căm thù giặc vào toàn thể quân dân Đại Việt thời Trần, góp phần làm nên chiến thắng Mông-Nguyên vĩ đại trong lịch sử nước nhà. Ông mãi mãi là tấm gương soi sáng về tinh thần bất khuất trước mọi uy lực, không bị mua chuộc bởi vinh hoa phú quý, sẵn sàng hy sinh tính mạng vì tổ quốc. Ý chí lớn lao đó đã được con cháu đời sau của Trần Bình Trọng noi theo, nổi bật hơn cả là Trần Khát – người đã đánh thắng binh lực hùng mạnh của Chiêm Thành dưới thời Chế Bồng Nga, giải cứu Thăng Long thoát khỏi những đợt tấn công của quân Chiêm Thành vào cuối thế kỷ XIV.
Tấm gương của Trần Bình Trong đã được ngợi ca trong tác phẩm“Đại Nam quốc sử diễn ca” của Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái như sau:
“Trần Bình Trọng là tôi trung,
Thà làm Nam quỷ, chẳng lòng Bắc vương”
Trần Bình Trọng là một trong những bậc anh hùng ưu tú, chói sáng trong trang sử vàng của lịch sử dân tộc. Hiện nay, để tưởng nhớ đến công lao to lớn ấy mà nhiều phong trào thanh niên được phát động noi theo tinh thần của tuổi trẻ Trần Bình Trọng, tinh thần của tuổi trẻ Đại Việtvà những bậc danh nhân ở những thời kỳ khác. Dân tộc Việt Nam luôn có truyền thống hào hùng, bất khuất trong đấu tranh bảo vệ đất nước: “có cái chết hóa thành bất tử, có những lời hơn mọi lời ca“ (trích “Hãy nhớ lấy lời tôi” của Tố Hữu ngợi ca tinh thần bất tử của người thanh niên yêu nước Nguyễn Văn Trỗi). Đúng như thế, Trần Bình Trọng vẫn sẽ sống cùng lịch sử dân tộc Việt Nam, vẫn in dấu trong thơ ca văn học Việt Nam, đồng thời Trần Bình Trọng góp phần tô điểm cho non sông đất nước Việt Nam này một tươi đẹp hơn, rạng rỡ hơn, là tấm gương kiên cường, dũng cảm, gan dạ cho tuổi trẻ Việt Nam trong thời đại mới hôm nay.
d) Kiểm tra và chỉnh sửa
Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 6, phần Viết, mục d (trang 28) và đối chiếu và dàn ý đề văn đã làm ở bài này.
2.2. Rèn luyện kĩ năng viết:
Quan hệ giữa vấn đề, ý kiến, lí lẽ và bằng chứng; câu chuyển đoạn trong bài nghị luận
a) Cách thức
– Để có sức thuyết phục, văn nghị luận đòi hỏi việc trình bày vấn đề, nêu ý kiến, lí lẽ và bằng chứng phải gắn bó chặt chẽ với nhau.
+ Vấn đề và ý kiến thường nêu khái quát ở phần mở bài; nhiều văn bản thường
nêu vấn đề ở nhan đề bài viết.
+ Vấn đề và ý kiến được làm sáng tỏ bằng các lí lẽ và bằng chứng theo cách: nêu các ý lớn, tập trung làm sáng tỏ cho vấn đề, ý kiến; mỗi ý lớn là một đoạn văn.
Đoạn 1 (ý 1)
Đoạn 2 (ý 2)
→ Làm rõ vấn đề, ý kiến
Mỗi đoạn văn gồm các lí lẽ và bằng chứng tập trung làm sáng tỏ cho ý lớn. Ví dụ:
– Đoạn 1 (ý 1)
+ Lí lẽ
+ Dẫn chứng: …
↓ Làm rõ ý 1
– Câu chuyển đoạn: Để bài văn liền mạch, gắn bó nội dung giữa các phần với nhau, khi viết, cần chú ý có các câu chuyển đoạn.
b) Bài tập (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2 – Cánh diều):
– Dựa vào dàn ý đã làm trong mục 2.1. Thực hành viết theo các bước, hãy lập sơ đồ quan hệ giữa các đoạn văn trong phần thân bài.
– Viết câu chuyển đoạn từ phần 1 (giải thích câu nói) sang phần 2 (chứng minh tính đúng đắn của câu nói)
Trả lời:
– Sơ đồ quan hệ giữa các đoạn văn trong phần thân bài
Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí | Ngắn nhất Soạn văn 8 Cánh diều
– Câu chuyển đoạn: “Hiểu được ý nghĩa của câu nói của Trần bình Trọng ta càng thêm trân trọng những gì ông đã làm cho đất nước.”
Để lại một phản hồi