Ôn tập kiến thức Bài 8 (Bài 8, Ngữ văn 8, tập 2, Chân Trời Sáng Tạo)

bai-8-on-tap-kien-thuc-bai-8-ngu-van-8-tap-2-chan-troi-sang-tao

Ôn tập kiến thức.

Câu 1. Trình bày đặc điểm của văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim.

Trả lời:

Phần 1:

– Tên sách, tên tác giả.

– Cảm nhận hoặc ấn tượng nổi bật về cuốn sách.

Phần 2:

– Tóm tắt nội dung sách.

– Nhận xét về giá trị (nội dung, nghệ thuật) của cuốn sách.

Phần 3:

– Khẳng định giá trị của cuốn sách.

– Khuyến khích mọi người nên đọc sách.

Câu 2. Tóm tắt các đặc điểm của những văn bản đã học vào bảng:

Trả lời:

Phương diện tóm tắt

Chuyến đu hành về tuổi thơ

“Mẹ vắng nhà” – Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh

“Tốt-tô-chan bên cửa sổ”: Khi trẻ con lớn lên trong tình thương

Mục đích viết – Gợi nhắc về những tình cảm, kỉ niệm tuổi thơ – “Mẹ vắng nhà” là bộ phim tuyệt đẹp và đáng yêu về sự sống, tình yêu thương và khả năng chịu đựng của những đứa trẻ trong chiến tranh. – Tác giả viết văn bản này nhằm mục đích giáo dục và truyền tải những bài học, những thông điệp tới những đứa trẻ cần thấu hiểu và tìm hiểu chúng xem đang khao khát ước mơ nào và muốn thực hiện như thế nào. Đồng thời thay đổi cách dạy trẻ của các bậc phụ huynh và cả giáo viên.
Nội dung chính

– Nội dung chính của văn bản là nói về những điều diệu kỳ xung quanh cuộc sống của Mùi và các bạn của cậu. Đó là tuổi thơ, là dấu ấn của sự trưởng thành.

– Mở đầu là cảnh chị Út Tịch và năm đứa con hạnh phúc. Chị làm nhiệm vụ tải lương và để năm đứa con ở nhà. Bé – chị cả thay mẹ chăm lo cho các em. Thường xuyên leo lên cây ngóng mẹ và kể về việc mẹ đánh giặc cho các em nghe

– Văn bản đã miêu tả về những mong muốn khao khát của những đứa trẻ và sự lắng nghe thấu hiểu của thầy cô. Nhờ những bài học ý nghĩa mà từ một đứa trẻ hiếu động, các em đã trở thành một đứa trẻ ngoan, có ước mơ và có được tình yêu thương của mọi người.

Cấu trúc

–  Phần 1: Giới thiệu khái quát các thông tin về cuốn sách với cách dẫn dắt bằng câu chuyện tuổi thơ đầy màu sắc của em bé Mùi.

– Phần 2: Kể về những trò chơi mà tụi nhỏ đã nghĩ ra để khỏi nhàm chán với các công việc được lặp đi lặp lại hàng ngày.

– Phần 3: Cậu bé tựu chiêm nghiệm và rút ra cho mình kinh nghiệm về sự trưởng thành

– Phần 1: Giới thiệu các thông tin khái quát về bộ phim tác giả, đạo diễn…

– Phần 2: Nêu diễn biến của bộ phim thông qua hoàn cảnh cua chị Út Tịch và nhân vật Bé – Con gái chị Út Tịch

– Phần 3: Ca ngợi những con người Việt Nam yêu nước, sự hi sinh lớn lao của họ vì độc  lập tự do của dân tộc.

– Phần 1: Giới thiệu chung về tác giả và cuốn sách

– Phần 2: Trình bày nội dung của cuốn sách và những điều đặc biệt của uống sách

– Phần 3: Bài học được rút ra và thông điệp của tác phẩm tới người đọc

 

Cách thể hiện thông tin – Rõ ràng, rành mạch, – Thể hiện rõ thông tin của từng phần gồm thông tin cơ bản và thông tin chi tiết. – Logic trong cách thể hiện thông tin từng phần

Câu 3. Xác định thành phần biệt lập và nêu chức năng của chúng trong các trường hợp sau:

a. – Trời ơi, thật là tội nghiệp! Con trăn đã cắn vào chân mày rồi. Tao sẽ bôi thuốc chữa cho, đừng quên trả ơn đấy nhé.

(Truyện cổ tích Hàn Quốc, Non-bu và Heng-bu)

b. Trong cái buổi chiều nhạt nắng ấy, hai chị em tôi đã có một cuộc trò chuyện thật đặc biệt – cuộc trò chuyện mở ra một khởi đầu mới cho mối quan hệ của chúng tôi.

(Giắc Can-phiu & Mác Vích-to Han-xen, Chị sẽ gọi em bằng tên)

c. Thầy Phu bây giờ đã qua đời, Lợi đã rất lâu tôi chưa gặp lại mặc dù lần nào về quê tôi cũng đi tìm nó. Nghe nói nó đã đi lập nghiệp ở phương xa.

(Nguyễn Nhật Ánh, Tuổi thơ tôi)

Trả lời:

Thành phần biệt lập và chức năng:

a. Trời ơi – Thành phần cảm thán

b. Cuộc trò chuyện mở ra một khởi đầu mới cho mối quan hệ của chúng tôi – Thành phần phụ chú

c. Nghe nói – Thành phần tình thái

Câu 4. Viết bài giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim như thế nào để hấp dẫn người đọc?

Trả lời:

Để bài giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim hấp dẫn người đọc người viết cần chú:

– Cung cấp các thông tin đúng cuốn sách hoặc bộ phim

– Cách mở bài gây tò mò, ấn tượng, hấp dẫn

– Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ để bài viết thêm sinh động

– Thể hiện rõ các nội dung cuốn sách hoặc bộ phim

– Nêu ra thông điệp, ý nghĩa của việc đọc sách.

Câu 5. Ghi vào thể những kĩ năng trình bày, giới thiệu về một cuốn sách và chia sẻ với các bạn.

Trả lời:

Những kĩ năng trình bày, giới thiệu về một cuốn sách:

– Hiểu rõ về văn bản hoặc bộ phim được giới thiệu

– Nâng cao kĩ năng thuyết trình

– Sử dụng các phương hỗ trợ như biểu đồ, tranh ảnh, ứng dụng công nghệ để bài giới thiệu ấn tượng, dễ hiểu và cuốn hút bạn đọc theo dõi.

Câu 6. Theo em, vì sao việc đọc một cuốn sách được ví như “chuyến du hành vào vùng đất mới”?

Trả lời:

– Việc đọc một cuốn sách được ví như “chuyến du hành vào vùng đất mới” bởi Việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta mở rộng hiểu biết về chuyên môn mà sách còn giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người. Sách dạy ta đạo làm người, cách đối nhân xử thế với cha mẹ và những người xung quanh. Sách dạy ta phải sống lương thiện và sống có ích. Ngoài ra sách còn dạy ta biết yêu thương bản thân mình và yêu thương nhân loại. Sách giúp ta biết khóc khi gặp những cảnh ngộ đáng thương bằng cách đi theo từng diễn biến tâm trạng của những nhân vật trong chuyện. Sách khiến ta biết cười để thấy tâm hồn mình rộng mở và chào đón những điều tốt đẹp sẽ đến với ta.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.