Tri thức Ngữ văn Bài 8: Văn bản thông tin; Số từ (Ngữ văn 7, Chân trời sáng tạo).

bai-8-tri-thuc-ngu-van-ve-van-ban-thong-tin-sgk-ngu-van-7-tap-2-sach-chan-troi-sang-tao

Tri thức ngữ văn:

VĂN BẢN THÔNG TIN, SỐ TỪ.

 

I. Văn bản thông tin.

1. Văn bản thông tin:

Văn bản thông tin là văn bản có mục đích chuyển tải thông tin một cách tin cậy, xác thực.

2. Văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.

– Về cấu trúc, loại văn bản này thường có 3 phần:

+ Phần 1: Giới thiệu mục đích của quy trình thực hiện trò chơi hay hoạt động bằng một đoạn văn hoặc nhan đề bài viết (tên quy trình) (Ví dụ: Cách đọc sách hiệu quả, … )

+ Phần 2: Liệt kê những gì cần chuẩn bị trước khi thực hiện trò chơi hay hoạt động,

+ Phần 3: Trình bày các bước cần thực hiện. Đối với trò chơi, đó là quy tắc, luật lệ, hướng dẫn cách chơi; đối với các hoạt động khác đó là thứ tự các bước thực hiện hoạt động.

+ Một số văn bản có thể có thêm phần giải thích sự cần thiết của mỗi bước thực hiện.

– Về đặc điểm hình thức: loại văn bản này thường sử dụng các con số (1,2,3,.. .) từ ngữ chỉ thời gian (đầu tiên, tiếp theo, sau cùng,… ) hoặc số từ chỉ số lượng chính xác (hai, ba…) để giới thiệu trình tự thực hiện, từ ngữ miêu tả chi tiết cách thức hành động và một số thuật ngữ liên quan sử dụng câu chứa nhiều động từ, câu khiến để chỉ hành động hoặc yêu cầu thực hiện; dùng hình ảnh minh hoạ, sơ đồ chỉ dẫn, đề mục để tóm tắt thông tin chính; từ ngữ xưng hô ngôi thứ hai để chỉ người đọc

3. Cách triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản thông tin.

– Văn bản thông tin có thể triển khai ý tưởng và thông tin theo một số cách sau: theo trật tự thời gian; theo quan hệ nhân quả; theo mức độ quan trọng của thông tin.

– Khi viết, người viết có thể kết hợp nhiều cách triển khai ý tưởng và thông tin, nhưng thường chọn một cách triển khai chính để làm nổi bật thông tin. Trong văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động, người viết thường chọn cách triển khai ý tưởng và thông tin theo trật tự thời gian để làm rõ quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi qua việc trình bày thứ tự các bước cần thực hiện.

II. Số từ.

Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.

– Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Số từ chỉ số lượng bao gồm: số từ chỉ lượng chính xác, số từ chỉ lượng ước chừng.

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Soạn bài Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo (Đầy đủ, chi tiết) - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.