Tri thức Ngữ văn Bài 8: Văn bản nghị luận, Trạng ngữ (Bài 8, Ngữ văn 6, tập 2, Kết nối tri thức)

bai-8-van-ban-nghi-luan-trang-ngu-ngu-van-6-ket-noi-tri-thuc

Tri thức ngữ văn:

Văn bản nghị luận, Trạng ngữ.

1. Văn bản nghị luận.

– Văn bản nghị luận là loại văn bản chủ yếu dùng để thuyết phục người đọc (người nghe) về một vấn đề.

2. Các yếu tố cơ bản trong văn bản nghị luận.

– Để văn bản thực sự có sức thuyết phục, người viết (người nói) cần sử dụng lí lẽ và bằng chứng.

+ Lí lẽ là những lời diễn giải có lí mà người viết (người nói) đưa ra để khẳng định ý kiến của mình.

+ Bằng chứng là những ví dụ được lấy từ thực tế đời sống hoặc từ các nguồn khác để chứng minh cho lí lẽ.

3. Trạng ngữ.

– Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, có thể được đặt ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu, nhưng phổ biến là ở đầu câu.

– Trạng ngữ được dùng để nêu thông tin về thời gian, địa điểm, mục đích, cách thức,… của sự việc được nói đến trong câu. Ngoài ra, trạng ngữ còn có chức năng liên kết câu trong đoạn.

4. Tác dụng của lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu đối với việc thể hiện nghĩa của văn bản.

– Để thể hiện một ý, có thể dùng những từ khác nhau, những cấu trúc câu khác nhau. Khi tạo lập văn bản người viết thường xuyên phải lựa chọn từ ngữ hoặc cấu trúc câu phù hợp để biểu đạt chính xác, hiệu quả nhất điều muốn nói.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.