Thực hành Tiếng Việt bài 9 (Ngữ văn 8, tập 2, Kết Nối Tri Thức)

ngu-van-8-ket-noi-tri-thuc

Thực hành Tiếng Việt:

Câu phân loại theo mục đích nói, câu phủ định và câu khẳng định
(Ngữ văn 8, Kết Nối Tri Thức)

Câu 1 (trang 93, SGK Ngữ văn 8, tập 2). Xác định kiểu câu của các câu sau và cho biết căn cứ giúp em xác định như vậy:

a. Khó tìm đâu ra một vùng đồng bằng nào trên thế giới mà chỉ trong vòng 100 ngày, người dân ở đây có thể sản xuất ra một lượng lúa đến 7 – 8 triệu tấn.

(Lê Anh Tuấn, Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ)

b. Để có hơn 400 phút phim sống động đến từng giây, nhà sản xuất A-lớt-xtơ Phơ-dơ-gheo và nhóm làm phim lên tới 60 người đã bỏ tới 4 năm để quay tại hơn 50 quốc gai với công nghệ quay phim hiện đại nhất.

(Lâm Lê, Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim “Hành tinh của chúng ta”)

c. Có lẽ, người da đỏ hoang dã và tăm tối chăng?

(Xi-át-tơn, Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn)

d. Ngài phải bảo chúng rằng đất đai giàu có được là do nhiều mạng sống của chủng tộc chúng tôi bồi đắp nên.

(Xi-át-tơn, Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn)

Trả lời:

a. Câu kể – trần thuật và cung cấp thông tin về sự vật hiện tượng

b. Câu kể – trần thuật và cung cấp thông tin về sự vật hiện tượng

c. Câu hỏi – cuối câu có dấu hỏi chấm

d. Câu kể – trần thuật và cung cấp thông tin về sự vật hiện tượng

Câu 2 (trang 93, SGK Ngữ văn 8, tập 2). Xác định kiểu câu của từng câu sau và cho biết: Tại sao cùng có chung một số dấu hiệu hình thức mà hai câu có thể được xếp vào hai kiểu khác biệt?

a. Và cái gì sẽ xảy ra đối với cuộc sống, nếu con người không nghe được âm thanh lẻ loi của chú chim đớp mồi hay tiếng tranh cãi của những chú ếch ban đêm bên hồ?

(Xi-át-tơn, Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn)

b. Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhả khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chúng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống.

(Xi-át-tơn, Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn)

Trả lời:

a. Câu hỏi – có dấu chấm hỏi và thể hiện băn khoăn đối với một vấn đề nào đó.

b. Câu kể – trần thuật lại suy nghĩ của nhân vật

Tuy có chung một số dấu hiệu hình thức nhưng hai câu lại thuộc kiểu câu khác nhau vì còn dựa vào nội dung của câu cũng như ngữ cảnh xuất hiện của nó.

Câu 3 (trang 94, SGK Ngữ văn 8, tập 2). Tìm trong các văn bản đọc ở Ngữ văn 8, tập hai những ví dụ về hiện tượng: người nói hay người viết đã thể hiện mục đích của kiểu câu này bằng hình thức mang tính điển hình của một kiểu câu khác.

Trả lời:

Ví dụ về hiện tượng: người nói hay người viết đã thể hiện mục đích của kiểu câu này bằng hình thức mang tính điển hình của một kiểu câu khác.

Câu hỏi có hình thức của câu trần thuật:

– Thưa ông, bây giờ chúng em muốn biết ông là người như thế nào.

Câu trần thuật có hình thức của câu hỏi:

– Kể chuyện gì cho bà nghe nhỉ?

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.