Tri thức Ngữ văn Bài 9: Biểu đồ, sơ đồ trong văn bản thông tin; Bài luận về bản thân (Bài 9, Ngữ văn 10, tập 2, Kết Nối Tri Thức).

bai-9-tri-thuc-ngu-van-bieu-do-so-do-trong-van-ban-thong-tin-bai-luan-ve-ban-than-ngu-van-10-ket-noi-tri-thuc

TRI THỨC NGỮ VĂN

Biểu đồ, sơ đồ trong văn bản thông tin.

Các biểu đồ, sơ đồ giúp các thông tin trong văn bản trở nên cụ thể, trực quan đồng thời cho thấy mối quan hệ logic giữa các thông tin. Có nhiều dạng bài biểu đồ, sơ đồ: biểu đồ tròn thể hiện vòng tuần hoàn của các sự vật, hiện tượng; sơ đồ Venn dùng để so sánh; biểu đồ thời gian dùng để biểu đạt sự phát triển; sơ đồ cây thì diện hệ thống cấp bậc của thông tin;…

Bài luận về bản thân.

– Những tri thức học được qua sách vở và những trải nghiệm trong cuộc sống không chỉ giúp bạn hiểu biết thêm về con người và thế giới xung quanh, mà còn gợi cho bạn những suy ngẩm về bản thân: bạn là ai, mong muốn, ước mơ, niềm tin, giá trị sống của bạn; đâu là thế mạnh của bạn; với tư cách là một cá nhân, bạn có mối quan hệ như thế nào với người khác, với thế giới tự nhiên; mỗi lựa chọn của bạn có tác động gì tới cuộc sống của chính bạn và của người khác,…. Những suy nghĩ, quan điểm, kiến giải đó có thể được trình bày dưới dạng một bài luận với bản thân.

– Bài luận với bản thân là một loại văn bản nghị luận, thể hiện quan điểm, chủ kiến của người viết, có lập luận chặt chẽ và bằng chứng đáng tin cậy. Tuy nhiên khác với bài nghị luận về một vấn đề xã hội, bài luận về bản thân thường hướng vào việc bày tỏ, tự soi xét và chia sẻ những trải nghiệm, suy nghĩ của chính người viết. Sự chân thành, sâu sắc trong suy ngẫm của người viết là yêu tố quan trọng nhất làm nên sức hấp dẫn của kiểu văn bản này. Viết một bài luận về bản thân là thực hành nhìn lại chính mình, tự ý thức về giá trị của chính mình – điều đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc chuẩn bị hành trang cuộc sống.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.