Nội dung:
Kiến thức ngữ văn:
VĂN BẢN NGHỊ LUẬN; LỖI DIỄN ĐẠT.
Mục đích và quan điểm của người viết trong văn bản nghị luận.
– Mỗi văn bản được viết ra đều nhằm một mục đích nhất định. Mục đích của văn bản nghị luận là thuyết phục người đọc về ý kiến, tư tưởng của người viết trước một vấn đề, hiện tượng trong đời sống.
– Quan điểm của người viết là cách người viết nhìn nhận, đánh giá vấn đề, hiện tượng cần bàn luận; thể hiện ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối trước vấn đề , hiện tượng ấy.
Yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận.
– Yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận biểu hiện qua những từ ngữ, hình ảnh, những câu văn có sức truyền cảm, truyền tải hình cảm, cảm xúc của người viết. Nhằm tăng sức thuyết phục, văn nghị luận cần sử dụng yếu tố biểu cảm để tác động vào tình cảm của người đọc. Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận cần chân thực, đảm bảo sự mạch lạc, chặt chẽ của bài nghị luận.
Lỗi về mạch lạc, liên kết trong văn bản: dấu hiệu nhận biết và cách chỉnh sửa.
Tương tự như các câu trong một đoạn văn, các đoạn văn trong một văn bản cũng cần liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức. Ngoài những lỗi giống như lỗi về mạch lạc, liên kết trong đoạn văn, trong văn bản còn có những lỗi khác như:
– Lỗi không tách đoạn: Các ý không được tách ra bằng cách chấm xuống dòng (dấu hiệu hình thức).
– Lỗi tách đoạn tùy tiện.