Bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến nói chuyện câu cá mà thực ra có phải là câu cá hay không? Vì sao?

bai-tho-cau-ca-mua-thu-cua-nguyen-khuyen-noi-chuyen-cau-ca-ma-thuc-ra-co-phai-la-cau-ca-hay-khong-vi-sao-2

Bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến nói chuyện câu cá mà thực ra có phải là câu cá hay không? Vì sao?

– Bài thơ “Câu cá mùa thu” nói chuyện câu cá mà thực ra người đi câu cá không chú ý gì vào việc câu cá. Nói câu cá nhưng thực ra là đón nhận trời thu, cảnh thu vào lòng. Cái dáng vèo của lá vàng dường như xuất hiện lạc lõng nhưng nó lại rất hợp với cái tâm sự thời thế của nhà thơ- một sự đau buồn trước sự thay đổi quá nhanh chóng của thời thế. Cái thế ngồi bó gối ôm cần đầy tâm trạng của nhà thơ ở hai câu thơ cuối cũng góp phần thể hiện nổi bật tâm sự ấy.

– Cảnh thu trong bài thơ”Câu cá mùa thu ” là cảnh đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn vì không gian trong bài thơ là một không gian tĩnh, vắng người, vắng tiếng: Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Các chuyển động rất nhẹ, rất khẽ không đủ tạo âm thanh: sóng hơi gợn, mây lơ lửng, lá khẽ đưa. Cuối bài thơ có một tiếng động âm thanh duy nhất nhưng lại mơ hồ, khiến cảnh vật càng thêm tĩnh lặng. Không gian đó đã đem đến sự cảm nhận về một nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.