Soạn bài: Ngắm trăng (Vọng nguyệt) và đi đường (Tẩu lộ) (trích Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh

bai-tho-ngam-trang-va-di-duong-cua-ho-chi-minh

Soạn bài:

Ngắm trăng (Vọng nguyệt) và Đi đường (Tẩu lộ)
(trích Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh

Ngắm trăng (Vọng nguyệt)

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Dịch nghĩa

Trong tù không rượu cũng không hoa,
Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?
Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng,
Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ.

Tẩu lộ (đi đường)

Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
Trùng san chi ngoại hựu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lý dư đồ cố miện gian.

Dịch nghĩa:

Có đi đường mới biết đường đi khó,
Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác;
Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh cao chót,
Thì muôn dặm nước non thu cả vào tầm mắt.

Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.


I. Tác giả, tác phẩm:

1. Tác giả: Hồ Chí Minh

2. Tác phẩm:

– Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt

– Xuất xứ: Trích trong tập Nhật kí trong tù

– Nội dung: Tình yêu thiên nhiên tha thiết và ý chí chiến đấu của người tù cách mạng.

II. Tìm hiểu văn bản:

1. Ngắm trăng (vọng nguyệt):

a. Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác:

Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào?

– Bác ngắm trăng trong cảnh tù ngục.

Trong bài thơ Bác kể những thiếu thốn gì của người tù ? Vì sao Bác chỉ kể những thứ đó?

– Trong tù thiếu rượu và hoa vì đây là những thứ các thi nhân thường có khi ngắm trăng ,xem chúng là tri âm.

Trước cảnh đẹp của đêm trăng , tâm trạng của Bác thể hiện như thể nào ?

– Tâm trạng của người tù bối rối, xúc động mãnh liệt trước cảnh trăng đẹp, dù đang là thân tù.

b. Phong thái ung dung của người tù cộng sản:

Sau giây phút xúc động và bối rối ấy, nhà thơ quyết định như thế nào? Có thể bình luận điều gì về quyết định ấy?

– Không rượu không hoa thật đáng tiếc ,thi nhân không được tự do càng day dứt hơn những nhà thơ vẫn chủ động hướng ra song cửa nhà giam để ngắm trăng. Thiếu thốn mọi thứ nhưng nhà thơ vẫn vượt lên cảm hứng cái đẹp. Tâm hồn của Bác chan hoà với thiên nhiên rất lãng mạn.

c. Nghệ thuật:

Nghệ thuật độc đáo ở hai câu thơ cuối:

+ Trăng: nhân hoá thành con người

+ Vọng : Ngắm từ xa, khán: nhìn

+ Nhân khán , nguyệt khán: nhìn bầu trời → cửa sổ để ngắm người, người ngắm .

Độc đáo: Song (của sắt nhà tù) chắn giữa hai câu thơ nhưng không ngăn được sự giao cảm giữa thi nhân và trăng . Buồng giam không thể khoá hồn người nhất là người chiến sĩ .

Qua bài thơ ,em thấy hình ảnh Bác Hồ hiện ra như thế nào?

– Bác là người có tâm hồn người nghệ sĩ ,có phong thái ung dung vượt hẳn lên sự nặng nề ,tàn bào của tù ngục)

→ Bài thơ giản dị, hàm súc,  nghệ thuật nhân hoá đã ghi lại một đêm ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt: không có rượu ,không có hoa để thưởng lãm, khơi gợi nguồn thi hứng nhưng cuộc ngắm trăng đầy thi vị .Qua đó ,ta thấy được tâm hồn nhà thơ Hồ Chí Minh chan hoà với thiên nhiên, hướng về cái đẹp và phong thái ung dung ,vượt lên cảnh tù ngục của Bác.

2. Đi đường (tẩu lộ)

a. Hoàn cảnh sáng tác:

– Trong thời gian bị giam cầm hơn một năm ở Trung Quốc ( 8-1942 -> 9-1943), Hồ Chí Minh bị giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác ;mỗi lần bị giải đi là một lần rất gian khổ .( 13 huyện với 18 nhà lao)

– Tinh thần Bác vẫn tràn đầy niềm lạc quan.

Nhận xét về bản dịch của bài thơ ?

+ Đây là bản dịch tốt ,lời thoát ,sát với nguyên tác, không có chữ nào là gượng ép .

+  Tuy nhiên chỗ chưa sát:  nguyên tác viết theo thể thất ngôn ;dịch thơ lục bác …

Kết cấu bài thơ được thể hiện như thế nào ?

+ Bài thơ có kết cấu khá chuẩn  của một bài thơ tứ tuyệt : Khai – Thừa -Chuyển -Hợp.

+ Bài thơ có 2 lớp nghĩa : nghĩa đen và nghĩa bóng .Em hãy chỉ ra hai lớp nghĩa đó?

+ Nghĩa đen : Sự vất vả của việc đi đường

+ Nghĩa bóng : con đường đời và con đường Cách mạng.

b. Nỗi vất vả trên đường chuyển lao:

Câu thơ đầu nói lên điều gì ?

– Sự gian lao ,vất vả của người đi đường

Câu 2, chỉ ra cho chúng ta khó như thế nào ?

– Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác ) khó khăn chồng chất ,gian lao vô vàn ,triền miên . Cảm nhận thám thía ,suy ngẫm về nỗi gian lao triền miên của việc đi đường núi cũng như con đường cách mạng, đường đời của người tù cộng sản Hồ Chí Minh.

c. Tư thế ung dung, tự tại của người tù cộng sản:

Mạch thơ ở câu 3 có gì khác với 2 câu đầu ?

– Đó là câu chuyện, cả một chặng đường gian lao dài dặc đã kết thúc ,nhân vật trữ tình đã trở thành khách du lịch đến được vị trí cao nhất ,tốt nhất để tha hồ thưởng ngoạn phong cảnh núi non hùng vĩ bao la trước mắt.

Câu thơ 4 gợi ra điều gì ?

Diễn tả niềm sung sướng đặc biệt ,bất ngờ, phần thưởng quý giá đối với con người trải qua bao nhiêu gian khổ và vất vả.

Qua phân tích ,em hãy nêu ra ý nghĩa ( bóng ) của bài thơ .

– Đường đời, con đường cách mạng bao giờ cũng phải trải qua bao nhiêu khó khăn ,gian khổ, nhưng nếu chúng ta biết kiên cường ,vững bước thì sẽ đi đến thành công rực rỡ.

– Ý tứ của Bác thật là sâu sắc và chí lí .Quả thật lịch sử Việt Nam trải qua muôn vàn thử thách, nhưng cuối cùng bằng sự kiên trì của toàn dân tộc ,chúng ta đã giành được độc lập tự do như hiện nay.

→ Bài thơ có hình ảnh của hiện thực: con đường nhiều gian khổ mà Tưởng Giới Thạch đày ải người tù, người tù vượt qua chập chùng đường núi, muôn trùng núi non trong tầm mắt con người khi lên đến đỉnh núi. Qua đó,  nêu lên một bài học chân lí sâu sắc: Con đường đời ,con đường cách mạng nhiều thử thách chông gai nhưng nếu ta kiên trì ,bền chí vượt qua thì sẽ đạt đến  thắng lợi rực rỡ .

* Liên hệ giáo dục : Lòng kiên trì, ý chí vượt khó vươn lên trong học tập.

1 bình luận

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.