Bàn luận về lối sống chân thành

ban-luan-ve-loi-song-chan-thanh

Bàn luận về sự chân thành.

1. Giải thích.

Chân thành là gì?

Chân thành là thái độ ứng xử, xuất phát từ những suy nghĩ, cảm xúc thành thực và thiện ý, không giả dối, ác ý, toan tính hay vụ lợi cho chính bản thân mình. Người chân thành là người thật thà, chất phác, mộc mạc, không khoa trương.

Sống chân thành là luôn biết chia sẻ với mọi người, đặc biệt dành cho những người hiểu và yêu quý mình mà không cần đáp trả.

2. Bàn luận.

* Biểu hiện của sự chân thành.

– Sự chân thành thể hiện qua lời nói, việc làm, cử chỉ, hành động ( một lời động viên , một ánh mắt nhìn đầy cảm thông, một comment thể hiện sự quan tâm…).

– Sự chân thành xuất phát từ thành thực và thiện ý, không phải toan tính dối trá, mọi lời nói đều thanh thản, tự trọng, giản dị.

– Người chân thành luôn đối xử với người khác thật lòng, thật thà, trung thực, không gian dối, tôn trọng sự thật và tôn trọng mọi người. Sống chan hòa, yêu thương, sẵn sàng sẻ chia với mọi người, cho đi mà không mong nhân lại.

* Tại sao chúng ta phải xây dựng lối sống chân thành?

– Chân thành là yếu tố cốt lõi để tạo lập một nền tảng, một mối quan hệ tốt đẹp với nhau, khiến cho xã hội văn minh hơn.

– Người chân thành sẽ được mọi người tin yêu, tôn trọng của những người xung quanh, làm cho mọi mối quan hệ tốt đẹp hơn, đưa đến sự đồng thuận, sự đồng thuận dễ thành công.

3. Bàn luận mở rộng.

– Nên có sự phân biệt giữa trung thực và chân thành .

+ Trung thực là phẩm chất tự thân của con người nhưng có thể anh ta chỉ giữ cho riêng mình. Chân thành là một thái độ ứng xử, luôn hướng về người khác.

+ Trung thực và chân thành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau chỉ có những người trung thực mới có thể sống chân thành , những người dối trá thì không thể có sự chân thành.

+ Trung thực có thể trở thành một cách ứng xử.

+ Chúng ta có thể luôn luôn sống trung thực bởi trung thực là phẩm chất là cái đẹp của con người nhưng chân thành không hẳn vì có những người ta không thể sống chân thành (Ví dụ với kẻ thù …)

+ Chúng ta phải chú ý để sự chân thành phải luôn đạt kết quả tốt nhất trong giao tiếp . ( chúng ta phải chú ý cách nói , thời điểm nói hoàn cảnh nói, cách ứng xử không cẩn thận sẽ làm người ta muốn chân thành bị tổn thương ảnh hưởng đến mối quan hệ đang tốt đẹp …)

– Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người sống với sự lạnh lùng, vô cảm, không có tình yêu thương, rung cảm trước người khác.

– Những người luôn giả dối, sống không chân thành sẽ bị mọi người khinh ghét.

4. Bài học nhận thức và hành động.

– Rèn luyện có trái tim yêu thương, nhân hâu, vị tha, mong muốn điều tốt đẹp đến người khác.

– Rèn cho mình ối sống chan thành và trung thực.


Tham khảo:

Ý nghĩa của sự chân thành.

  • Mở bài:

Chân thành là yếu tố đầu tiên đảm bảo làm nên và duy trì mọi liên két trong xã hội. Nếu không có niềm tin thì sẽ không bao giờ là mãi mãi, và nếu không có lòng chân thành thì mọi thứ cũng bằng không. Sự chân thành là đức tính tốt đẹp mà mỗi chúng ta cần có, cần sống và đối xử với nhau để cho xã hội ngày càng tốt đẹp và văn minh hơn. Sống chân thành là lối sống cần có ở mỗi con người.

  • Thân bài:

1. Chân thành là gì?

– Sự chân thành là việc con người thẳng thắn, thật thà, đối xử với nhau bằng tấm lòng, bằng tình yêu thương, không vụ lợi, sẵn sàng ở cạnh, giúp đỡ nhau khi cần, hướng tới sự gắn kết bền chặt.

2. Tại sao phải xây dựng lối sống chân thành?

Thẳng thắn, trung thực, chân thành đôi khi làm bạn dễ bị tổn thương, nhưng cho dù thế nào bạn vẫn phải có lối sống chân thành, thẳng thắn. Vì nếu sống thiếu chân thành, chúng ta sẽ bị mọi người xem thường và xa lánh. Một con người có lòng chân thành nhất định sẽ được mọi người tin tưởng, yêu mến. Trong cuộc sống, muốn đi đến thành công, bạn phải xác định cho mình mục tiêu rõ ràng. Bạn có thể đạt được những mục tiêu của mình bằng sự chân thành của bản thân.

Lối sống chân thành sẽ mang lại cho chúng ta sức mạnh, niềm tin và một tinh thần lạc quan để đưa ta đến đỉnh cao của thành công. Trước khi bắt tay làm việc gì, bạn hãy tự kiểm tra mức độ chân thành của mình. Sự chân thành không chỉ thể hiện trong lời nói, mà phải được bắt nguồn từ tấm lòng và tình cảm thực sự. Hành xử trong sự chân thành, sẽ cho bạn sự tự tin, sức lôi cuốn. Nhưng tất cả sự chân thành phải được thể hiện hết sức tinh tế, văn hóa, nếu không dễ trở thành phản cảm, khó chấp nhận. Trong nghệ thuật “đối nhân xử thế”, vấn đề đặt ra trước tiên là lòng chân thành, vì chân thành, con người mới tạo được những uy tín cho cá nhân và làm cho mọi người nể phục.

Người có lối sống chân thành luôn biết phân biệt đúng – sai, luôn tôn trọng những gì đã nói, không dùng những lời nói hoa mỹ, sáo rỗng để che đậy sự giả dối. Họ tự tin, khiêm tốn, kiên định và luôn thể hiện cảm xúc thật của lòng mình. Họ sẽ không giấu giếm bất cứ điều gì, cho dù sự thật ấy khiến cho bạn và ngay cả họ cũng đau lòng. Người chân thành không hề so đo, tính toán thiệt hơn. Sống với người chân thành bao giờ cũng cảm thấy thật dễ chịu và thật hạnh phúc. Bên cạnh người chân thành, ta dễ dàng bộc lộ chính con người thật của mình. Bạn sẽ không thể nào mang lại niềm vui cho mình và cho mọi người khi trong lòng luôn mang nặng nỗi hoài nghi. Nếu biết dùng sự chân thành, lòng bao dung và nhẫn nhịn thì bạn dễ dàng hóa giải được mọi mâu thuẫn.

Ở đâu có sự chân thành thì ở đó sẽ có hạnh phúc đích thực. Thật hạnh phúc biết bao khi thế giới này tràn ngập sự chân thành, bạn hãy đặt ra cho mình một phương châm sống, đó là chân thành với tất cả mọi người. Nếu một người chân thành làm cái gì đó người đó có ý thực sự muốn làm chứ không phải nói ba hoa.

Tất cả mọi người đều chuộng sự thật, người ta thà chấp nhận một sự thật xấu xí còn hơn một sự dối trá tốt đẹp… Có thể nói ở đâu không có sự chân thành thì ở đó không có hạnh phúc đích thực.

Nhiều người cho rằng khôn ngoan khi dối gạt được người khác, thật ra họ chỉ khiến người ta tin trong khoảnh khắc còn người chân thành mới chiếm được lòng tin ở người khác lâu dài.

Được sống bên những người chân thành cuộc sống bao giờ cũng dễ chịu, hạnh phúc, trong một không khí tràn đầy tin tưởng, không phải đối phó, đóng kịch, được bộc lộ con người thật của mình.

Nhìn vào mắt một người chân thành giống như soi mình vào một cái hồ nước trong trẻo, ta thấy được chiều sâu thật sự của nó và thấy được bóng dáng của chính ta . Người khôn ngoan thường làm đẹp lòng người khác và dễ đạt những thành công, nên hầu hết mọi người đều mong mình trở thành một người sớm khôn ngoan. Nếu một người chân thành làm cái gì đó người đó có ý thực sự muốn làm chứ không phải nói ba hoa.

  • Kết bài:

Trong cuộc sống xã hội hiện đại có rất nhiều cách sống có những cách sống tích cực làm cho xã hội phát triển nhưng có những cách sống có những tác động tiêu cực làm cho trì trệ sự phát triển của xã hội vận động. Một trong những cách sống tích cực đáng để học hỏi đó là sự chân thành.

Nghị luận: Mỗi ngày chúng ta không thắp sáng ngọn lửa yêu thương thì có biết bao người chết vì giá lạnh

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.