Viết bài văn ngắn, bàn về áp lực học tập của học sinh hiện nay

ban-ve-ap-luc-hoc-tap-cua-hoc-sinh-hien-nay

Viết bài văn ngắn, bàn về “áp lực học tập của học sinh hiện nay”.

  • Mở bài:

Học tập là một nhiệm vụ rất khó khăn và lâu dài. Bởi thế, học tập thường gây nhiều áp lực đối với học sinh. Nhiều học sinh cảm thấy đuối sức trước áp lực ấy.

  • Thân bài:

1. Thực trạng:

Áp lực học tập trong học đường hiện nay đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của xã hội. Bởi không ít những học sinh ngày nay cảm thấy học tập mà như tham gia một trận chiến quá đặt nặng sự thắng bại. Chúng ta không khỏi lo lắng trước những gương mặt thất thần của rất nhiều học sinh khi đến trường, dù tuổi còn nhỏ.

Một thực trạng dễ thấy đó là nhiều học sinh không còn say mê học tập, không còn khát khao chinh phục tri thức mà đang dần trở thành những máy học thực sự. Ta cũng không khỏi bàng hoàng và đau xót khi biết được thông tin những học sinh trầm cảm hoặc quá sợ hãi mỗi khi nhắc đến việc học ở nhiều quốc gia do áp lực học hành.

Do áp lực học tập nặng nề đã làm nảy sinh những cách học lệch lạc như: học tủ, học vẹt, học đối phó và gian lận trong thi cử.

2. Nguyên nhân:

Áp lực học tập xuất phát từ tâm lí coi trọng bằng cấp của rất nhiều người. Từ đó, không ít bậc phụ huynh cũng như nhà trường vì muốn con cái, học sinh được điểm cao mà đặt ra quá nhiều yêu cầu, gây sức ép cho học sinh. Chúng ta có thể thấy được hình hài của căn bệnh thành tích qua lượng bài tập khổng lồ, số giờ học quá tải của nhiều học sinh hiện nay.

Bên cạnh đó là những trường hợp học sinh lười biếng học tập, thờ ơ, coi thường việc học nên kết quả học tập rất đáng lo ngại. Áp lực học tập đã để lại rất nhiều hậu quả tiêu cực. Trước hết, nó tước đi của trẻ em cơ hội được vui chơi, tham gia các hoạt động thể chất khi phải dành quá nhiều thời gian cho việc học.

3. Giải pháp:

Khi không đạt được kì vọng và chịu sự la mắng, trách móc của người lớn, trẻ em dễ sinh ra tự ti, chán nản và thậm chí là trầm cảm. Đứng trước hiện tượng này, tất cả chúng ta cần ý thức được về áp lực học tập, từ đó có cách ứng xử phù hợp với chính bản thân mình cũng như việc học của những người xung quanh.

Vai trò của việc học là không thể phủ nhận. Nhưng chúng ta cũng cần cân bằng giữa học tập cũng như vui chơi để có được kết quả tốt nhất.

  • Kết bài:

Không có áp lực sẽ không có kim cương. Cuộc sống có rất nhiều khó khăn, thử thách, bởi thế học tập với những áp lực vừa đủ để hình thành kiến thức, kỹ năng và phẩm chất cho học sinh là điều cần thiết. Thay vì than vãn, kêu ca hoặc đầu hàng trước những áp lực ấy, học sinh cần nỗ lực hơn nữa để chiếm lĩnh tri thức và rèn mình tốt nhất.

Suy nghĩ về vấn đề dạy thêm, học thêm ngày nay

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.