Bằng lời của người cháu giải thích ý nghĩa kì lạ và thiêng thiêng của hình ảnh bếp lửa

bang-loi-cua-nguoi-chau-giai-thich-y-nghia-ki-la-va-thieng-thieng-cua-hinh-anh-bep-lua

Bằng lời của người cháu giải thích ý nghĩa “kì lạ và thiêng thiêng” của hình ảnh “bếp lửa”.

Trong lòng của một người đều có những người mà họ yêu quý, kính trọng. Tôi cũng vậy, tôi rất yêu quý người bà của mình. Khi tôi còn đang du học ở nước ngoài thì tôi vẫn luôn nhớ về hình ảnh bếp lửa ấm áp tình bà.

Là người Việt Nam có thể không ai mà không biết đến những bếp lửa đã được đốt lên bằng những vật liệu bình thường như củi, rơm, rạ… . Bếp lửa có lúc tỏa sáng bập bùng trong lúc trời còn tối. Bếp lửa là một vật đã gắn liền với người phụ nữ Việt Nam lúc bấy giờ.

Bà tôi cũng như vậy, bà rất khéo léo trong từng chi tiết và kiên những nhóm bếp. Khi bà nhóm bếp là bà đã gửi bao tình yêu thương của mình cho con cháu. Nhớ về hình ảnh cái bếp lửa này làm tôi lại nhớ về người bà của mình đã trải qua nhiều khó khăn, mưa nắng vất vả.

Vào năm 1945, khi tôi lên bốn tuổi đã xảy ra một nạng đói khủng khiếp đã ám ảnh rất nhiều đối với người dân vào lúc đó. Bố tôi phải đi đánh xe không có nhà còn mẹ thì đi phụ bố nên tôi thường xuyên không thấy cả hai ở nhà. Lúc đó trời rất lạnh nhưng nhờ có bếp lửa của bà đã làm cho tôi cảm thấy ấm áp cả ở bên trong lẫn bên ngoài. Khi nhớ về những khoảnh khắc đó khoé mắt tôi cay như sắp khóc. Bà đã dạy cho tôi rất nhiều thứ như làm việc và học.

Năm mà bị giặc đến đốt làng, cuộc sống của mọi người bị tàn phá và đã gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng nhờ có tình làng xóm láng giềng đã giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn. Tuy vậy, nhưng bà tôi vẫn giữ nguyên niềm tin vào công cuộc chiến đấu của dân tộc.

Những năm kháng chiến chống thực dân Pháp ba và mẹ tôi đã phải tham gia công tác ở bên ngoài chiến khu nên đã gửi tôi cho bà chăm sóc. Bếp lửa vẫn luôn cháy lên trong mỗi sớm mỗi chiều. Ngọn lửa ấy đã cháy lên bởi tình bà thắm thiết. Nó đã thể hiện niềm tin tưởng của bà vào cuộc sống, vào tương lai của đất nước.

Bên cạnh những ngọn lửa ấm tình bà ở trong tâm thức và còn có những tiếng chim tu hú đồng Việt . Mỗi lần có tiếng chim tu hú kêu thì bà lại kể cho tôi nghe những kỉ niệm về Huế. Tiếng chim tu hú cất lên làm cho lòng tôi lại nhớ về cha mẹ đang ở chiến khu.

Việc nhóm bếp đã được diễn ra trọn vẹn trong cuộc đời của bà. Nó đã không còn chỉ là một công việc mà còn là thói quen, là lối sống của bà. Khi đang viết thư cho cha mẹ đang ở chiến khu, bà đã dặn là phải viết là đang sống rất ổn thỏa để cha mẹ không phải lo lắng mà chuyên tâm vào công việc giải phóng đất nước .

Hình ảnh bếp lửa quả thật rất kì là và thiêng liêng. Bếp lửa rất kì lạ ở chỗ: nó có thể cháy được ở trong mọi hoàn cảnh như nắng, mưa, đói khát, chiến tranh. Có lúc nó hiện hình và có lúc nó đã ẩn thân ở đau đó.

Bếp lửa rất thiêng liêng ở chỗ: nó gắn liền với hình ảnh người bà đáng kính và tình bà ấm áp. Gắn với những câu truyện cổ mà bà thường hay kể. Bếp lửa đã nuôi lớn tôi cho đến ngày hôm nay. Dù có đang ở đau tôi vẫn luôn nhớ về quê hương đất nước và người bà đáng kính của mình.

7 Trackbacks / Pingbacks

  1. Bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt biểu hiện một triết lý thầm kín: "Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người, đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài
  2. Cảm nhận hình ảnh người bà tảo tần qua bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt và Đò lèn của Nguyễn Duy - Theki.vn
  3. Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt - Theki.vn
  4. Cảm nhận ý nghĩa hình ảnh bếp lửa trong bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt - Theki.vn
  5. Cảm nhận ý nghĩa bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt - Thế Kỉ
  6. Phân tích hình ảnh người bà qua dòng cảm xúc của người cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt - Theki.vn
  7. Vì sao khi nhắc đến hình ảnh bếp lửa là người cháu lại nhớ đến hình ảnh người bà và ngược lại? - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.