Phân tích bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương

banh-troi-nuoc-ho-xuan-huong

Phân tích bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương

  • Mở bài:

Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ tài danh bậc nhất trong nền văn học Việt Nam từ cổ chí kim. bà được mệnh danh là bà chúa thơ nôm. “Bánh trôi nước” là bài thơ nổi tiếng, tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nữ sĩ hộ Hồ. Hồ Xuân Hương được coi là người có công lớn trong việc cải tạo Việt hoá thể thơ Đường luật theo hướng dân gian hoá về nội dung, ngôn ngữ.

  • Thân bài:

“Bánh trôi nước” là bài thơ đa nghĩa. Trong thơ Hồ Xuân Hương, ta vẫn thường bắt gặp các hình ảnh đa nghĩa tương tự như thế. Nói bằng hình tượng là bản chất của thi ca. Song ở hồ Xuân Hương, những hình tượng ấy được kí thác thật nhiều ý nghĩa, đa chiều và vĩnh hằng.

Về nghĩa đen, đó là sự miêu tả chân thực chiếc bánh trôi. Bánh được làm từ bột nếp, hình dáng tròn, màu sắc “trắng”, nhân đường phèn (đỏ son). Chiếc bánh được nắn bằng tay. Tùy thuộc vào “tay kẻ nặn” khéo léo hay vụng về mà chiếc bánh trôi có thể rắn (tròn chắc) hay nát (vỡ vụn). Khi luộc cho bánh vào nước sôi, quan sát thấy “bảy nổi ba chìm” là bánh chín. Đây là bài thơ vịnh vật tài tình, tả chính xác chiếc bánh trôi nước, đồng thời còn khơi gợi những liên tưởng thú vị nơi người đọc.

Về nghĩa bóng, chiếc bánh trôi nước có nhiều nét tương đồng với người phụ nữ. Về hình thức: xinh đẹp, trắng trong; về phẩm chất: trong trắng, dù gặp cảnh ngộ nào vẫn giữ được sự sắt son, thuỷ chung, tình nghĩa; về thân phận: chìm nổi, bấp bênh giữa cuộc đời. Qua đó, bài thơ ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình và phẩm chất của người phụ nữ. Cảm thông với thân phận bị phụ thuộc và khổ đau của họ. Đây là ý nghĩa chính, quyết định giá trị của bài thơ.

Mở đầu bằng mô típ quen thuộc trong ca dao: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”. Cách vào đề vừa duyên dáng, tự nhiên, vừa ngầm hé mở với người đọc, bài thơ sẽ đề cập tới một đề tài quen thuộc của ca dao: thân phân người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Tuy mở đầu bằng hai từ mang cảm hứng than thân nhưng giọng thơ vẫn vang lẽn đầy kiêu hãnh, tự hào. Điểm nhấn nằm ở những từ “vừa…lại vừa…”. Người phụ nữ trong bài thơ hẳn hãnh diện về vẻ đẹp “trắng tròn” của mình lắm! Mà không hãnh diện sao được, một làn da trắng này lại cả một thân hình cân đối, xinh xắn nữa. Cô gái quả là đẹp. Một vẻ dẹp hoàn hảo, gợi ta nhớ tới nàng Thúy Vân trong “Truyện Kiều”: ‘Ván xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn, nét ngải nở nang. ”

Đáng lẽ với vẻ ngoài hoàn hảo như vậy, cô phải được hạnh phúc và sung sướng. Nhưng số phận của cô trong bài thơ cũng là bi kịch của bao người phụ nữ xưa:

– “Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào dài các hạt ra ruộng cày.

– “Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai? “

– “Thân em như giếng bên đàng
Người khôn rửa mạt, người phàm rửa chân”

Vừa mới kiêu hãnh, giọng thơ đã vội ngấm cái ngậm ngùi, xa xót quen thuộc của những cuộc đời “hồng nhan bạc mệnh”:

“Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Thành ngữ “Bảy nổi ba chìm” thường dùng để nói về sự trôi nổi, lênh đênh của kiếp người. Hai chữ “nước non” ý chỉ hoàn cảnh sống, cuộc đời, xã hội. Thành ngữ kết thúc ở chữ “chìm” càng gợi cho người đọc thấy cuộc đời người phụ nữ sao mà cay cực, xót xa.

Sống với những ràng buộc khắt khe của lẽ giáo xã hội phong kiến, người phụ nữ không có một chút tự do nào. Họ bị tước đoạt hết mọi quyền lực, quyền lợi và trở thành kẻ phụ thuộc vào người khác. Sự bất công ấy cho đến ngày nay chưa hẳn không còn nhưng ở thời địa của Hồ Xuân Hương nó thật tàn bạo và đáng sợ.

Một lần nữa, nhà thơ khái quát đặc điểm nổi bật của thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đó là thân phận bị phụ thuộc. Chiếc bánh trôi rắn hay nát phụ thuộc rất nhiều vào “tay kẻ nặn” thì thân phận người phụ nữ cũng vậy. Sự hạnh phúc hay khổ đau của họ phụ thuộc vào người nam giới trong xã hội. Xã hội phong kiến đã trao cho nam giới đến lắm quyền: Quyền năm thô bảy thiếp và cả quyền cho hạnh phúc hay bất hạnh.

Chữ “tay kẻ nặn” mà chẳng phải là “tay mình nặn” càng giúp người dọc cảm nhận sâu sắc thân phận phụ thuộc họ. Bởi không thể tự quyết cho cuộc đời mình nên người phụ nữ phải chịu cảnh “bảy nổi ba chìm”, trầm luân trong khổ đau bất tận. Nhất là trong chuyện tình yêu, hôn nhân và hạnh phúc. Số kiếp cho sao họ đành sống vậy, không thể làm được gì hơn.

Tuy nhiên, giọng điệu thơ không dừng lại là lời than thân trách phận thấm đẫm nước mắt mà còn là giãi bày sự bền gan, trong tủi cực mà vẫn kiên trinh, thách thức. Cụm từ “nước non” được sử dụng đầy ẩn ý. Chứ dựng trong mình nỗi khát khao cháy bỏng và nỗi buồn khôn tận, người phụ nữ trong thơ Xuân Hương luôn đặt mình trong một không gian kì vĩ:

– “Nín di kéo thẹn với non sông”

– “Trơ cái hổng nhan với nước non.”

Người phụ nữ trong thơ Xuân Hương chẳng bao giờ cúi đầu nhận mình là hạt cơm nguội để chàng dùng những khi đói lòng, là chổi đầu hè đề ai mưa nắng đi về chùi chân… Người phụ nữ trong thơ Xuân Hương luôn ngẩng cao đầu nhìn thẳng vào số phận, đối chọi vói khó khăn của số phận.

Câu thơ “Rắn nát / mặc dầu / tay kẻ nặn” trở nên rắn rỏi, mạnh mẽ vô cùng. Từ “mặc dầu” đứng ở giữa ngầm ý thách thức với “tay kẻ nặn”, vạch mặt “tay kẻ nặn” là thủ phạm gây ra bao bất hạnh. Thế nhưng, dù hoàn cảnh khắc nghiệt, dù không thể tự quyết cuộc đời mình, người phụ nữ vân một lòng thủy chung, son sắt, trung trinh với cuộc đời. Câu thơ cuối là một kết luận đinh ninh:

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Quan hộ từ “mà” khép lại những bất hạnh, trái ngang, mớ ra cho người đọc thấy một vẻ đẹp rực rỡ hơn, toàn bích hơn. vẻ đẹp đó tựa lửa thử vàng, qua gian nan, vất vả vẫn sáng ngời: “vẫn giữ tấm lòng son”.

Bài thơ kết thúc ở màu đỏ son, nồng thắm, ở vẻ đẹp khác – một vẻ đẹp mà không một thế lực nào, một sức manh nào có thể làm hoen ố, mai một hay biến đổi. Đó là vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ. Tấm lòng son ở đây chính là tấm lòng son sắt, thủy chung, ấm áp, nhân hậu của những người phụ nữ Việt Nam.

Với kết cấu chặt chẽ và độc đáo, sự đối lập giữa thân phận và phẩm chất, bài thơ đã tạo ấn tượng về một vẻ đẹp hoàn mĩ của người phụ nữ, vẻ một bản lĩnh Xuân Hương kiên cường, mạnh mẽ dám nhìn thẳng vào số phân, vượt lên số phận và thách thức với hoàn cảnh sống.

Bài thơ được viết theo thể thơ Đường luật hết sức nhuần nhị và tinh tế. Biện pháp ẩn dụ (bánh trôi nước – người phụ nữ) hết sức sáng tạo. Hình ảnh, ngôn ngữ dân dã, gần gũi không cầu kì kiểu cách, ước lộ. Cách sử dụng hư từ (cụ thể là các quan hệ từ) cũng là một trong những nét độc đáo của bài thơ góp phần tạo nên khẩu khí của thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ còn hấp dẫn ở sự đa giọng điệu (có kiêu hãnh, tự hào, có ngậm ngùi, xót xa, có thách thức…).

  • Kết bài:

Từ việc khắc họa vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ ở câu thơ 1, đến phơi bày cuộc đời đau khổ và thân phận bị phụ thuộc của người phụ nữ ở câu thơ 2, rồi khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn ở câu thơ 3, cuối cùng khẳng định phẩm chất cao quý của người phụ nữ ở câu thơ 4, nhà thơ đã đi trọn vẹn một hành trình tự khẳng định mình một cách chặt chẽ, thấu đáo và cảm động. Bài thơ Bánh trôi nước như một lời tuyên ngôn về nữ quyết và tiếng nói đấu tranh đòi quyền sống, quyền tự quyết của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nước ta.

5 Trackbacks / Pingbacks

  1. Cảm nhận ý nghĩa bài thơ "Tự tình II" của Hồ Xuân Hương - Theki.vn
  2. Thủ pháp song quan và yếu tố tục - thanh trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương - Theki.vn
  3. Tiếng nói đồng cảm, trân trọng, ngợi ca người phụ nữ qua các tác phẩm: “Chuyện người con gái Nam Xương”, “Truyện Kiều”, “Bánh trôi nước” và “Truyện Lục Vân Tiên” - Theki.vn
  4. Dàn bài cảm nhận bài thơ "Bánh trôi nước" (Hồ Xuân Hương) - Theki.vn
  5. Dàn bài phân tích Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương) (đầy đủ) - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.