Biện pháp đảo ngữ

Biện pháp đảo ngữ

1. Đảo ngữ là gì?

Đảo ngữ là biện phap tu từ thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu, nhằm nhấn mạnh ý, nhấn mạnh đặc điểm của đối tượng và làm câu thơ, câu văn thêm sinh động, gợi cảm, hài hòa về âm thanh,…

– Ví dụ:

“Lom khom dưới núi: tiều vài chú
Lác đác bên sông: chợ mấy nhà”

(Qua Đèo Ngang – Bà huyện Thanh Quan)

Tô đậm cảm giác hoang vắng, cô liêu…

“Chất trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay”

(Nguyễn Đức Mậu)

→ Tô đậm sức lao động bền bỉ của loài ong.

2. Phân loại đảo ngữ.

Hình thức của biện pháp đảo ngữ khá đa dạng, chúng ta có thể phân loại đảo ngữ thành hai loại như sau:

– Đảo ngữ các thành phần trong câu:

Ví du: Đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ “Lác đác bên sông rợ mấy nhà” thay vì “Mấy rợ, mấy nhà lác đác bên sông”.

– Đảo ngữ các thành tố cụm từ:

Ví dụ: Đảo ngữ các thành tố thành “Biếc đồi nương” thay vì “Đồi nướng biếc”

3. Tác dụng biện pháp đảo.

– Giúp nhấn mạnh các hình ảnh, sự vật, con người để gây sự chú ý cho người đọc.

– Thể hiện được những cảm xúc, tâm tư giấu kín của người viết, người nói.

– Làm tăng sức gợi cảm, gợi hình và sinh động cho câu thơ, câu văn.

– Thay đổi trật tự câu từ để tạo ra dụng ý nghệ thuật, tạo ra sắc thái tu từ.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.