Biện pháp hoán dụ là gì?

bien-phap-hoan-du

Biện pháp hoán dụ.

I. Hoán dụ là gì?

– Hoán dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

II. Các kiểu hoán dụ.

Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:

  • Lấy một bộ phận để gọi toàn thể;
  • Lấy một vật chứa đựng để gọi 1 vật bị chứa đựng;
  • Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật;
  • Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

1. Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể.

Ví dụ:

Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”.

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

+ “Đầu xanh”: người còn trẻ (quan hệ bộ phận – toàn thể)

+ “Má hồng”: người con gái (quan hệ bộ phận – toàn thể)

Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

(Bài ca vỡ đất – Hoàng Trung Thông)

+ Bàn tay – một bộ phận của con người, được dùng thay cho người lao động chung (quan hệ bộ phận – toàn thể)

2. Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng.

Ví dụ:

– “Vì sao trái đất nặng ân tình,
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh”

(Tố Hữu)

+ Trái đất hàm ý chỉ nhân loại.

“Vì sao? Trái Đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh”

(Tố Hữu)

+ Trái Đất (chỉ những người sống trên trái đất – nhân loại nói chung): quan hệ giữa cái chứa đựng và cái bị chứa đựng.

3. Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật.

Ví dụ 1:

– “Áo chàm đưa buổi phân l
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

(Việt Bắc – Tố Hữu)

+ Áo chàm chỉ người dân Việt Bắc.

Ví dụ 2:

– “Sen tàn, cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân”.

(Nguyễn Du)

+ Sử dụng hình ảnh “sen” để chỉ mùa hạ và hình ảnh “cúc” để chỉ mùa thu.

Ví dụ 3:

“Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về 
Tình cờ chú cháu 
Gặp nhau Hàng Bè.”.

(Tố Hữu)

+ Đổ máu – dấu hiệu, thường được dùng thay cho sự hi sinh, mất mát nói chung (quan hệ dấu hiệu của sự vật – sự vật). Trong bài thơ “Lượm” của Tố Hữu, đổ máu chỉ dấu hiệu của chiến tranh.

Ví dụ 4:

Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên

+ Áo nâu, áo xanh: chỉ những người nông dân và công nhân.(Giữa áo nâu, áo xanh với sự vật được chỉ có mối quan hệ giữa đặc điểm, tính chất: người nông dân thường mặc áo nâu, còn người công nhân thường mặc áo xanh khi làm việc” lây đau hiệu của sự vật để gọi tên sự vật).

+ Nông thôn, thị thành: chỉ những người sống ở nông thôn và sống ở than thị. Giữa nông thôn, thị thành với sự vật được chỉ có mối quan hệ giữa vật chứa độ (nông thôn, thị thành) với vật bị chứa đựng (những người sống ở nông thôn và thi thị)

4. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

Ví dụ:

Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

(Ca dao)

+ “một”, “ba” – số lượng cụ thể, được dùng thay cho số ít (một) và số nhiều (ba) nói chung (quan hệ cụ thể – trừu tượng).

III. Chức năng của hoán dụ.

– Hoán dụ có tác dụng tăng sức gợi hình, gợi cảm giúp cho sự diễn đạt có tính hiệu quả cao. Từ đó, cho thấy sự phổ biến của phép tu từ này trong văn học.

– Hoán dụ được sử dụng để biểu thị mối quan hệ gần gũi, có tính chất tương đồng của sự vật – hiện tượng này với sự vật – hiện tượng khác để người đọc dễ dàng liên tưởng kề cận của hai đối tượng mà không cần so sánh chúng với nhau.

– Nội dung cơ sở để hình thành hoán dụ là sự liên tưởng, phát hiện ra mối quan hệ gần gũi giữa các sự vật – hiện tượng. Đây cũng chính là đặc điểm mà nhiều người nhầm lẫn hoán dụ với ẩn dụ bởi cả hai biện pháp này đều sử dụng những mối liên hệ tương đồng giữa các sự vật – hiện tượng với nhau.

– Khác với ẩn dụ, chức năng chủ yếu của hoán dụ là giúp người đọc có thể hình dung ngay được sự tương đồng của 2 sự vật – hiện tượng với ý nghĩa đầy đủ mà không cần phải suy nghĩ quá nhiều hay quá phức tạp.

– Đây là biện pháp tu từ được dùng trong nhiều trong văn học bởi nó thể hiện được nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau, sức mạnh của nó vừa thể hiện ở tính cá thể hoá, lại được thể hiện cùng với tính cụ thể cho biểu cảm kín đáo, sâu sắc, nhiều hàm ý.

III. Phân biệt biện pháp ẩn dụ và hoán dụ.

* Điểm giống nhau của 2 phương pháp trên:

– Đều là chuyển đổi tên gọi, dựa vào sự liên tưởng.

– Đều có tác dụng tăng sức gợi hình gợi cảm cho diễn đạt hay hơn.

* Khác nhau: Về sự liên tưởng.

– Ẩn dụ thường dựa vào sự liên tưởng tương đồng, có thể 2 sự vật, hiện tượng đó dù không liên quan đến nhau nhưng miễn sao chúng có điểm giống nhau vẫn dùng được biện pháp ẩn dụ.

– Hoán dụ dựa vào liên tưởng gần gũi giữa sự vật, hiện tượng, chúng liên quan trực tiếp lẫn nhau.

Ví dụ:

Hoán dụ trong câu:Áo chàm đưa buổi phân ly” → Người Việt Bắc trong cuộc sống thường mặc áo chàm. Khi tác giả dùng “áo chàm” giúp người đọc có sự liên tưởng, gần gũi ngay đến người Việt Bắc.

Ẩn dụ trong đoạn thơ Viếng lăng Bác:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”

(Viễn Phương)

– Tác giả dùng biện pháp ẩn dụ. Hình ảnh “mặt trời” để nói về Bác Hồ. Cả hai hình ảnh đều có điểm tương đồng đó là to lớn và vĩ đại.

Xem thêm:

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.