Biện pháp nói giảm, nói tránh là gì?

bien-phap-noi-giam-noi-tranh

Biện pháp nói giảm, nói tránh

I. Nói giảm, nói tránh là gì?

– Nói giảm nói tránh, là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển nhằm tạo nên sự lịch sự, tế nhị, tránh thô tục trong lời nói.

II. Tác dụng.

– Sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh nhằm tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.

III. LUYỆN TẬP.

Câu 1: Điền các từ ngữ nói giảm nói tránh sau đây vào chỗ trống /…/: đi nghỉ, khiếm thị, chia tay nhau, có tuổi, đi bước nữa.

a) Khuya rồi, mời bà /../

b) Cha mẹ em /…/ từ ngày em còn rất bé, em về ở với bà ngoại.

c) Đây là lớp học cho trẻ em /…/

d) Mẹ đã /…/ rồi, nên chú ý giữ gìn sức khỏe.

e) Cha nó mất, mẹ nó /…/, nên chú rất thương nó.

Trả lời:

a) Đi nghỉ.

b) Chia tay nhau.

c) Khiếm thị.

d) Có tuổi.

e) Đi bước nữa.

Câu 2. Trong mỗi cặp câu dưới đây, câu nói có sử dụng cách nói giảm nói tránh.

a1) Anh phải hòa nhã với bạn bè!

a2) Anh nên hòa nhã với bạn bè!

b1) Anh ra khỏi phòng tôi ngay!

b2) Anh không nên ở đây nữa!

c1) Xin đừng hút thuốc trong phòng!

c2) Cấm hút thuốc trong phòng!

d1) Nó nói như thế là thiếu thiện chí.

d2) Nó nói như thế là ác ý.

e1) Hôm qua em hỗn với anh, em xin anh thứ lỗi.

e2) Hôm qua em có lỗi với anh, em xin anh thứ lỗi.

Trả lời:

– Câu có sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh: a2, b2, c1, d1, e2

Câu 3. Hãy vận dụng cách nói giảm nói tránh để đặt năm câu đánh giá trong những trường hợp khác nhau.

Trả lời:

1. Anh lười học quá! →  Anh học không được siêng lắm!

2. Hành động của anh xấu →  Hành dộng của anh không được đẹp.

3. Con người anh nông cạn →  Con người anh chưa được sâu sắc lắm.

4. Anh học còn kém lắm → Anh cần phải cố gắng học hơn nữa.

5. Lời nói của anh đầy ác ý→  Lời nói của anh thiếu thiện chí.

Câu 4. Việc sử dụng cách nói giảm nói tránh là tùy thuộc vào tình huống giao tiếp. Trong trường hợp nào thì không nên dùng cách nói giảm nói tránh.

Trả lời:

– Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ nhưng tùy thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp để sử dụng hợp lý biện pháp này. Những tình huống cần nói thẳng thắn, nói đúng bản chất vấn đề thì không được nói giảm nói tránh.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.