Phúng dụ là gì?

bien-phap-phung-du

Phúng dụ.

I. Khái niệm:

Phúng dụ (hay nói bóng hoặc ám chỉ) là một biện pháp chuyển nghĩa trong nghệ thuật ngôn từ; một kiểu hình tượng, một nguyên tắc tư duy và tổ chức trong nghệ thuật nói chung. Các hình tượng hoặc hình ảnh kết hợp với nhau trong cấu trúc hoàn chỉnh để tạo sự liên tưởng tới ý nghĩa khái quát, trừu tượng trên cơ sở của ý nghĩa cụ thể.

II. Đặc điểm.

Phúng dụ là hệ thống những ẩn dụ, nhân hoá được sử dụng để biểu đạt một nội dung triết lí hay bài học luân lí mà người nói không muốn trình bày trực tiếp.

Có thể coi phúng dụ là dạng thức ẩn dụ nhưng với quy mô lớn hơn, không chỉ ở cấp độ câu, đoạn mà còn bao quát toàn bộ tác phẩm. Phúng dụ dựa trên cơ sở lối nói ngụ ý, bóng gió, biểu đạt một ý tưởng trừu tượng, khái quát bằng hình ảnh trực quan.

Ví dụ:

Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

(Ca dao)

Một cây làm chẳng nen non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Phúng dụ không thể cấu tạo từ một hình ảnh riêng biệt như ẩn dụ mà thường từ nhiều hình ảnh kết hợp với nhau.

Ví dụ:

Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.

(Ca dao)

Phúng dụ bao giờ cũng có hai nghĩa : nghĩa cụ thể và nghĩa trừu tượng. Nghĩa cụ thể chỉ là phương tiện để tạo liên tưởng. Nghĩa trừu tượng mới là mục đích. Câu ca dao trên khẳng định một quan niệm của người nông dân : không tham vọng cao xa mà bằng lòng với cuộc sống thực tại.

Nhiều trường hợp phúng dụ bao trùm toàn bộ tác phẩm, những truyện ngụ ngôn hoặc những tác phẩm có nội dung triết lí thường được xây dựng bằng một phúng dụ.

Ý nghĩa trừu tượng của phúng dụ có thể được hiểu theo những cách khác nhau.

Ví dụ câu: Lắm sãi không ai đóng cửa chùa.

Câu này có thể hiểu theo hai cách :

1) Phê phán ý thức vô trách nhiệm của con người;

2) Chỉ hiện tượng có kẻ chơi mà không có người làm.

(Ca dao)

II. Cấu tạo.

1. Hình thức: Chỉ có một vế biểu hiện như ẩn dụ và nhân hoá.

2. Nội dung: Ẩn dụ chỉ có một nghĩa. Phúng dụ bao giờ cũng được hiểu ở cả hai bình diện nghĩa : ý nghĩa trực tiếp và ý nghĩa gián tiếp, trong đó ý nghĩa trực tiếp là phương tiện biểu đạt còn ý nghĩa gián tiếp là mục đích biểu đạt.

3. Chức năng : Phúng dụ chủ yếu có chức năng nhận thức và được dùng trong phong cách văn chương. Khả năng biểu hiện sâu sắc và thâm thúy những ý niệm về triết lí nhân sinh khiến cho phúng dụ có thể tồn tại lâu dài với chúng ta. Viết theo lối phúng dụ là cách viết vừa triết lí lại vừa nghệ thuật, vừa có tính hiện thực sâu sắc lại vừa mang tính truyền thống, nói điều quen thuộc mà ý nghĩa thật sâu xa.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.