Biện pháp so sánh

bien-phap-so-sanh

BIỆN PHÁP SO SÁNH

I. So sánh là gì.

Biện pháp so sánh là biện pháp tu từ ngữ nghĩa nhằm đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác loại nhau nhưng giống nhau ở một điểm nào đó ( chứ không đồng nhất hoàn toàn ) để đem đến một cách tri giác mới mẻ về đối tượng.

II. Tác dụng của biện pháp so sánh.

– Biện pháp so sánh sử dụng nhằm làm nổi bật khía cạnh nào đó của sự vật hoặc sự việc cụ thể trong từng trường hợp khác nhau.

– So sánh còn giúp hình ảnh, sự vật hiện tượng trở nên sinh động hơn. Việc so sánh thường lấy cụ thể để so sánh cái không cụ thể hoặc trừu tượng. Cách này giúp người đọc, người nghe dễ dàng hình dung được sự vật, sự việc đang được nói đến.

– Ngoài ra, so sánh còn giúp lời văn trở nên thú vị, bay bổng. Vì vậy được nhiều nhà văn, nhà thơ sử dụng trong tác phẩm của mình.

III. Dấu hiệu nhận biết.

– Qua từ so sánh: là, như, giống, như là…,

– Qua nội dung so sánh: 2 đối tượng có nét tương đồng được so sánh với nhau.

IV. Cấu tạo câu so sánh.

* Chia làm 2 vế: Vế được so sánh và vế để so sánh. Giữa 2 vế thường có từ so sánh: như, như là, tựa như…

Cấu tạo của một phép so sánh thông thường gồm có:

– Vế A (tên sự vật, con người được so sánh).

– Vế B. (tên sự vật, con người được so sánh với vế A).

– Từ ngữ chỉ phương tiện so sánh.

Ví dụ:

“Trẻ em như búp trên cành”.

+ Vế A: “trẻ em”.

+ Từ ngữ so sánh: “như”.

+ Vế B: “như búp trên cành”.

– Có một số trường hợp câu nhân hóa không tuân theo cấu tạo.

+ Phương diện và từ so sánh bị lược bỏ.

Ví dụ:

“Trường Sơn: chí lớn ông cha”.

→ Từ ngữ so sánh đã bị lược bỏ.

V. Các kiểu so sánh thường gặp.

1. So sánh ngang bằng.

– So sánh ngang bằng là kiểu so sánh các sự vật, sự việc, hiện tượng có sự tương đồng với nhau.

– Mục đích ngoài tìm sự giống nhau còn là để thể hiện sự hình ảnh hóa các bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật giúp người nghe, người đọc dễ hiểu.

– Các từ so sánh ngang bằng: như, y như, tựa như, giống như hoặc cặp đại từ bao nhiêu…bấy nhiêu.

Ví dụ:

+ “Trẻ em như búp trên cành”

+ “Anh em như thể tay chân”

+ “Trên trời mây trắng như bông

+ “Ở giữa cánh đồng bông trắng như mây”

2. So sánh hơn – kém.

– So sánh hơn kém là loại so sánh đối chiếu sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ hơn kém để làm nổi bật cái còn lại.

– Các từ so sánh hơn kém: hơn, kém, hơn là, kém hơn, kém gì…

– Để chuyển từ so sánh ngang bằng sang so sánh hơn kém, người ta chỉ cần thêm vào trong câu các từ phủ định như “không, chưa, chẳng..” và ngược lại để chuyển từ so sánh hơn kém sang so sáng ngang bằng.

Ví dụ:

+ “Những trò chơi game cuốn hút tôi hơn cả những bài học trên lớp”.

+ “Ngôi nhà sàn dài hơn cả tiếng chiêng”.

+ “Lịch trình làm việc của anh ấy dài hơn cả giấy sớ”.

VI. Các phép so sánh thường dùng.

– Nhằm giúp học sinh thuận tiện hơn trong việc làm bài tập chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn về các kiểu so sánh thường gặp trong chương trình ngữ văn 6.

1. So sánh sự vật này với sự vật khác.

– Đây là cách so sánh thông dụng nhất, là kiểu so sánh đối chiếu một sự vật này với sự vật khác dựa trên nét tương đồng.

Ví dụ:

+ “Cây gạo to lớn như một tháp đèn khổng lồ”.

+” Màn đêm tối đen như mực”.

2. So sánh sự vật với con người hoặc ngược lại.

– Đây là cách so sánh dựa trên những nét tương đồng về một đặc điểm của sự vật với một phẩm chất của con người. Tác dụng để làm nổi bật lên phẩm chất của con người.

Ví dụ:

+ “Trẻ em như búp trên cành”.

+ “Dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”.

3. So sánh âm thanh với âm thanh.

– Đây là kiểu so sánh dựa trên sự giống nhau về đặc điểm của âm thanh này với đặc điểm của âm thanh kia, có tác dụng làm nổi bật sự vật được so sánh.

Ví dụ:

+ “Tiếng chim hót líu lo như tiếng sáo du dương”.

+ +”Sông ngòi vùng Cà Mau chằng chịt hệt như mạng nhện”.

4. So sánh hoạt động với các hoạt động khác.

– Đây cũng là cách so sánh thường được sử dụng với mục đích cường điệu hóa sự vật, hiện tượng, hay được dùng trong ca dao, tục ngữ.

Ví dụ:

“Con trâu đen chân đi như đập đất”

“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”

VII. Sự khác nhau giữa hình ảnh so sánh và sự vật so sánh.

– Hình ảnh so sánh: là phải nêu đầy đủ “Sự vật được so sánh + từ so sánh + sự vật để so sánh”

Ví dụ :

“Trẻ em như búp trên cành”.

+ Sự vật được so sánh (vế A): Trẻ em.

+ Từ ngữ so sánh: như.

+ Sự vật để so sánh (vế B): búp trên cành.

* Lưu ý: khi dùng từ so sánh “là” nó có ý nghĩa và giá trị tương đương từ so sánh “như” nhưng có sắc thái ý nghĩa khác. Từ “như” có ý nghĩa sắc thái giả định, còn từ “là” có sắc thái khẳng định.

Ví dụ:

+ Lũ đế quốc như bầy dơi hốt hoảng → sắc thái giả định.

+ Lũ đế quốc là bầy dơi hốt hoảng → sắc thái khẳng định.

Xem thêm:

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.