Biểu cảm về ông em

bieu-cam-ve-ong-em

Biểu cảm về ông em

  • Mở bài:

Cứ mỗi khi Tết đến, xuân về là cả nhà tôi ai cũng háo hức chuẩn bị về quê. Việc trở về ngôi nhà nhỏ với mảnh vườn rộng của ông bà và được nghe những lời hỏi thăm ân cần của cô, dì, chú, bác luôn làm tôi có cảm giác ấm áp và hạnh phúc. Nhưng cũng chính những lúc sum họp gia đình đầm ấm ấy là lúc tôi nhớ ông nhiều nhất.

  • Thân bài:

Ông tôi đã mất được hơn ba năm nhưng tôi vẫn nhớ như in hình ảnh của ông. Ông có vóc người cao, dáng đi mạnh mẽ và đôi bàn tay rắn rỏi. Đôi mắt ông tuy không còn tinh nhanh như hồi còn trong quân ngũ nữa, nhưng qua đôi mắt ây tôi vẫn có thể thấy được tình yêu con, thương cháu vô bờ bến. Nhưng điều tôi thích nhất ở ông là bộ râu xoăn bạc trắng mà hồi nhỏ tôi thường cố vuốt cho thẳng. Mỗi lần như vậy ông chỉ cười như muôn nói: “Cháu ông vẫn còn bé quá”.

Theo tôi, đứa trẻ nào cũng cần phải có một thiên thần hộ mệnh, người sẽ luôn ở bôn để xua đi nỗi sợ hãi và an ủi khi cần thiết hay khích lộ trong lúc khó khăn. Đôi với tôi thì thiên thần đó chính là ông. Tuy rằng ông không trẻ và đẹp như những thiên thần mà tôi thường xuyên được nghe nói tới trong các câu chuyện cổ nhưng ông luôn biết cách làm tôi vui và hướng tâm hồn còn non nớt của tôi tới cái thiện, đối với tôi thế cũng đã là quá đủ.

Từ khi tôi còn nhỏ, bố mẹ thường bận công tác xa nên ông là người thường chăm sóc tôi. Nhiều đêm tôi khóc nức nở vì nhớ mẹ, ông ôm tôi vào lòng, kể cho tôi nghe những câu chuyện cổ tích bằng chất giọng Huế nhẹ nhàng và đầm ấm. Tôi rất thích giọng nói của ông, nó trầm và ấm đến kì lạ. Vậy nên ngay khi ông bắt đầu kể chuyện tôi đã cảm thấy ấm áp vô cùng. Những lúc tôi ngã đau, ông thường đỡ tôi dậy, xoa xoa vào chỗ đau rồi ôn tồn bảo: “Cháu nhìn này, chỗ xước này chỉ mấy hôm nữa sẽ khỏi thôi nhưng sau đó cháu sẽ biết đi đứng từ tốn hơn để khỏi ngã”. Và đúng là như thế thật, sau mỗi lần ngã là một lần tôi rút kinh nghiệm để không lặp lại sai lầm.

Khi tôi vào lớp 1, ông mua tặng tôi con lật đật làm quà. Ông bảo con lật đật luôn biết đứng dậy sau khi ngã và ông muôn tôi cũng có phẩm chất đó. Nhẹ nhàng, từng chút một ông đã cho tôi những bài học đường đời đầu tiên để làm hành trang cho mai sau.

Khi tôi lớn hơn một chút nữa, tôi đã nhận thức được nhiều hơn về tầm quan trọng của việc học. Tôi thường bắt ông ngồi hàng giờ nghe tôi đọc những bài khóa tiếng Pháp. Mặc dù ông thậm chí chẳng phân biệt được hai từ “tôi” và “anh” của thứ tiếng xa lạ đó nhưng ông vẫn khen tôi có giọng đọc hay và có năng khiêu. Những lời động viên, khích lệ ây thực sự rất cần thiết đôi với một đứa trẻ, mỗi lần nghe, những lời nói ân cần ấy tôi lại cảm thấy rất vui và tôi biết rằng mình không đơn độc. Ngay cả khi tôi đập mấy cái bát trong nhà để lây mảnh sành chơi hay khi tôi phạm lỗi ở lớp phải làm bản kiểm điểm, ông không trách mà chỉ nhìn vào mắt mà bảo: “Cháu có thấy mình có lỗi không?”. Chỉ như vậy thôi nhưng tôi lại cảm thấy rất buồn và hối lỗi bởi tôi biết tôi đã khiến ông thất vọng.

Những năm sau đó, ba mẹ tôi được chuyển công tác về gần nhà, ông tôi cũng đã già và yếu nên không lên thăm tôi được. Tôi thì quá bận rộn với việc học và hàng chục kế hoạch khác nên cũng không còn thời gian nhớ tới ông, thậm chí cũng không gọi điện thoại cho ông. Đến khi tôi được biết là ông đã mất thì lúc đó tôi mới chợt nhận ra rằng ông gần gũi với tôi biết bao, rằng bao lâu nay tôi đả vô tình bỏ rơi vị “thiên thần già” của mình…

  • Kết bài:

Tôi cũng đã khóc, cũng đã buồn và quan trọng hơn là đã biết biến nỗi buồn thành động lực khiến tôi sống tốt hơn bởi tôi biết ông vẫn ở ngay đây, trong lòng tôi, để nhắc tôi cách đứng dậy sau khi ngã.

Kể về ông em

Viết bài văn biểu cảm về ông bà của em

Kể chuyện biểu cảm về mẹ

 

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Những chiếc lá thơm tho (Trương Gia Hòa) (Bài 1, Ngữ văn 8, tập 1, Chân Trời Sáng Tạo) - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.