Bố cục nội dung Truyện Kiều của Nguyễn Du

bo-cuc-noi-dung-truyen-kieu-cua-nguyen-du

Bố cục nội dung Truyện Kiều của Nguyễn Du

Truyện Kiều gồm 3254 câu thơ viết theo thể lục bát. Nguyễn Du không chia thành từng hồi như trong Kim Vân Kiều Truyện. Tuy nhiên, nếu xét theo mạch lạc của toàn thiên, ta có thể phân ra như sau:

Phần I. Suy nghĩ của tác giả về cuộc đời (từ câu 1 đến câu 8)

Tác giả luận giải thuyết “tài mệnh tương đố” và “hồng nhan bạc mệnh”.

Phần II. Thúy Kiều trước khi gia biến xảy ra (từ câu 9 đến câu 568)

1. Giới thiệu nhân vật Thúy Kiều (từ câu 9 đến câu 38).

– Gia thế Vương Viên Ngoại.
– Tài sắc chị em Kiều,

2. Kim, Kiều hội ngộ (39-242).

– Trong dịp du xuân, Kiều viếng mộ Đạm Tiên.
– Giới thiệu tài mạo và tính tình Kim Trọng.
– Kim, Kiều gặp gỡ.
– Về nhà, Kiều nghĩ đến Kim Trọng và thắc mắc về số phận của Đạm Tiên.
– Kiều mộng thấy Đạm Tiên và hoạ thơ theo chủ đề bạc mệnh.

3. Kim, Kiều thề ước (243-528).

– Kim Trọng tương tư Kiều, thuê nhà sau vườn nhà nàng.
– Trao trả Kiều kim thoa, Kim đính ước với Kiều.
– Nhân cha mẹ vắng nhà, Kiều sang thăm Kim -Trọng: đề thơ, uống rượu, thề bồi, và gảy đàn.

4. Kim phải về Liêu Dương thọ tang chú (529-568).

Phần III. Gia biến. Thúy Kiều bán mình chuộc cha và trải qua 15 năm lưu Lạc đoạn trường (569-2738).

1. Vương Ông mắc nạn, Kiều bán mình (569-776)

– Gặp cảnh gia biến, Kiều quyết định bán mình.
– Mã Giám Sinh tới mua Kiều.
– Vương Ông được tại ngoại đòi liều mình, Kiều phải hết lời khuyên giải.
– Kiều tâm sự với Thúy Vân về mối tình của nàng và nhờ em thay mình lấy Kim Trọng.

2. Kiều vào thanh lâu lần thứ nhất (777-1274)

– Mã Giám Sinh đưa Kiều về Lâm Truy. Biết mình bị lừa vào lầu xanh, Kiều tự vận.
– Kiều ở Lầu Ngưng Bích. Mắc mưu theo Sở Khanh đi trốn, bị Tú Bà bắt tại trận.
– Kiều phải tiếp khách.

3. Kiều lấy Thúc Sinh, mắc tay Hoạn Thư (1375-2034)

– Thúc Sinh lấy Kiều làm vợ.
– Thúc Ông đưa Kiều ra cửa quan.
– Hoạn Thư và nỗi lòng <<ngứa ghẻ hờn ghen>> của nàng.
– Nhân Thúc Sinh vắng nhà , Hoạn Thư sai Khuyển Ưng đến bắt cóc Kiều, rồi hành hạ nàng trước mặt Thúc Sinh khi chàng vừa về tới.
– Kiều được Hoạn Thư cho ra tu ở Quan Âm Các; Thúc Sinh ra thăm, giục nàng bỏ trốn.
– Kiều ăn cắp chuông vàng khánh bạc của họ Hoạn ra đi.

4. Kiều vào thanh lâu lần thứ hai (2035-2164).

– Kiều đến nương náu tại Chiêu Ẩn Am của Sư Giác Duyên.
– Việc ăn cắp chuông vàng khánh bạc bị lộ, sợ liên lụy, Giác Duyên gởi Kiều cho Bạc Bà.
– Bạc Bà bán Kiều vào lầu xanh ở Châu Thai.

5. Kiều lấy Từ Hải. Hết nợ đoạn trường (2165-2738)

– Kiều được Từ Hải chuộc ra khỏi lầu xanh. Từ lấy nàng làm vợ và coi trọng nàng là một tri kỉ.
– Từ cho Kiều trả ân, báo oán.
– Hồ Tôn Hiến dụ hàng. Nghe lời Kiều, Từ giải giáp, bị bắn chết.
– Kiều bị họ Hồ ép hầu đàn, hầu rượu; sau lại gán nàng cho tên thổ quan. Kiều tự trầm ở Sông Tiền Đường.
– Đạo Cô Tam Hợp bàn luận về đời Kiều. Sư Giác Duyên được báo trước, vội thuê thuyền vớt nàng, đem về dạy cho tu hành.

Phần IV. Đoàn viên (2739-3240).

1- Kim Trọng trở lại vườn Thúy (2739-2858)

– Hỏi thăm biết Kiều đã bán mình, Kim tìm đến nhà trú của ông bà Vương Viên Ngoại than khóc.
– Kim lấy Thúy Vân.

2- Tìm Thúy Kiều (2859-2966)

– Kim Trọng và Vương Quan thi đỗ được bổ làm quan.
– Kim Trọng hỏi thăm tin tức Kiều ở Lâm Truy.
– Rồi ở Hàng Châu và tưởng nàng đã chết.

3. Sum họp (2967-3240)

– Làm lễ chiêu hồn Kiều tại bờ Sông Tiền Đường. Được Sư Giác Duyên chỉ dẫn, gia đình và Kim Trọng được gặp lại Kiều.
– Kiều trở về sum họp với gia đình và kết duyên với Kim.
– Kim, Kiều đổi tình vợ chồng ra tình bạn.

Phần V. Đoạn Kết (3241-3254).

Tác giả nhắc lại thuyết “Tài Mệnh Tương Đố”, cho rằng thiện tâm có thể cải được số mệnh.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.