Các dấu câu trong Tiếng Việt

cac-dau-cau-trong-tieng-viet

Các dấu câu trong Tiếng Việt.

Dấu chấm (.)

– Dấu chấm có tác dụng kết thúc câu, một đoạn văn. Dấu chấm sẽ được đặt ở cuối câu văn nhằm báo hiệu câu đã kết thúc. Khi viết, sau dấu chấm phải viết hoa chữ cái đầu tiên của câu tiếp theo.

– Ngoài ra, khi đọc tác dụng của dấu chấm còn giúp người đọc nghỉ hơi (nghỉ quãng khoảng bằng thời gian đọc một chữ). Bên cạnh đó, dấu chấm cũng thường đặt ở cuối câu kể, không chỉ kết thúc câu mà còn kết thúc một đoạn văn hoặc bài văn.

Ví dụ: Huệ là một học sinh gương mẫu. Ai cũng đều yêu quý bạn ấy.

Dấu phẩy (,)

– Ngoài dấu chấm, thì dấu phẩy (ký hiệu:”,”) cũng là một trong các dấu được dùng nhiều nhất trong tiếng Việt. Công dụng của nó nhằm ngăn chia các thành trong câu. Có 3 trường hợp cụ thể khi dùng dấu phẩy:

+ Chia thành phần chính và phụ trong câu.

+ Chia cách giữa các vế của câu ghép.

+ Chia các yếu tố đồng chức năng (khi liệt kê, ví dụ: Nhà Nam có 4 người: Ba, mẹ, anh hai và Nam.

Dấu chấm than (!)

– Dấu chấm than được đặt ở cuối câu cảm thán, câu cầu khiến nhằm thể hiện sắc thái biểu cảm như ngạc nhiên, giận dữ, mỉa mai,..

Dấu hỏi (?)

– Dấu hỏi sẽ được đặt ở cuối câu nghi vấn, các tác dụng để kết thúc một câu hỏi, câu nghi vấn nào đó. Vì dấu chấm hỏi cũng dùng để kết thúc 1 câu nên câu tiếp theo các em cũng cần viết hoa chữ cái đầu tiên.

Ví dụ: Mấy giờ mẹ về?

Dấu chấm phẩy (;)

– Dấu chấm phẩy được dùng để:

+ Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp;

+ Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

Dấu chấm lửng (…)

– Dấu chấm lửng được dùng để:

+ Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết;

+ Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng;

+ Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

Dấu gạch ngang (-)

– Dấu gạch ngang có những công dụng sau:

+  Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu;

+ Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê;

+  Nối các từ nằm trong một liên danh.

Dấu ngoặc đơn ()

– Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm).

Dấu hai chấm (:)

– Dấu hai chấm dùng để:

+ Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó;

+ Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).

Dấu ngoặc kép (“…”)

– Dấu ngoặc kép dùng để:

+ Đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp;

+ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai;

+ Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,… được dẫn.

Dấu ngoặc vuông [ ]

– Dấu ngoặc vuông [ ] được dùng nhiều trong văn bản khoa học với chức năng chú thích ở mục lục trích dẫn nguồn tư liệu.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.