Các khía cạnh nghiên cứu của thi pháp học.

cac-khia-canh-nghien-cuu-cua-thi-phap-hoc

Các khía cạnh nghiên cứu của thi pháp học.

1. Thi pháp nhân vật.

a. Nhân vật và sự miêu tả nhân vật.

Con người là đối tượng miêu tả chủ yếu của văn học. Dù là tác phẩm trữ tình, tự sự hay kịch, dù trực tiếp hay gián tiếp thì văn học đều miêu tả con người. nhân vật là hình thức miêu tả con người một cách tâp trung. Nhân vật được sáng tạo, hư cấu để khái quát và biểu hiện tưtưởng, thái độ đối với cuộc sống. Ca ngợi nhân vật là ca ngợi cuộc đời, lên án nhân vật là phê phán đời. Xót xa cho nhân vật là xót xa đời. Tìm hiểu nhân vật là tìm hiểu về cuộc đời và con người, tìm hiểu tư tưởng tình cảm của tác giả đối với con người.

Trong thơ trữ tình, có nhân vật trữ tình: con người tự bộc lộ nỗi niềm trước cuộc sống. Trong kịch, con người tự bộc lộ qua hành động ngôn ngữ của mình.Trong tác phẩm tự sự (truyện, kí ) nhân vật là con người được kể, tả ra bằng lời của nhà văn.Nói chung, nhân vật được miêu tả bằng các phương tiện văn học, tức bằng ngôn từ. Miêu tả bao gồm tả cảnh ngụ tình, diễn tả cảm xúc, tường thuật, kể sự việc… gọi chung là hình thức của văn học.

Miêu tả trong văn học khác với miêu tả trong các khoa học khác thường chỉ cần đạt sự chính xác, khách quan. Ở đây miêu tả nhằm hai mục đích: gợi ra hiện tượng cuộc sống và gợi ra sự cảm thụ và bộc lộ cái nhìn của tác giả. Từ đó nhà văn thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người.

b. Quan niệm nghệ thuật về con người.

Thực tế có hai quan niệm về con người:

  • Một là: Con người như một phạm trù tư tưởng, chính trị, đạo đức xã hội.
  • Hai là: Con người như một phạm trù thẩm mĩ.

Quan niệm thứ hai chủ yếu là quan niệm của văn nghệ sĩ.

Nàng Kiều là nhân vật có nội tâm phong phú nhưngnàng chỉ biết nhớ người thân tronghiện tại, không ưa sống trong hồi tưởng và sống với quá khứ như các nhân vật tiểu thuyết hiện đại sau này. Đó là do quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Du chưa đạt tới như thời hiện đại.

Triết lí về con người có quan hệ mật thiết với quan niệm nghệ thuật về con người. Theo Trần Đình Sử, quan niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cho các hình tượng nhân vật đó. Quan niệm nghệ thuật không ngừng được mở rộng thì nhà văn càng có khả năng miêu tả chiều sâu và sự phong phú của nhân vật, cũng gọi là khả năng cảm nhận về con người của nhà văn.

Nghiên cứu thi pháp nhân vật khác với công việc phân tích nhân vật. Phân tích nhân vật là chỉ ra các nội dung đựơc thể hiện trong nhân vật như tính cách, ngoại hình, phẩm chất, niềm vui, nỗi buồn, lí tưởng… Trái lại khi nghiên cứu thi pháp nhân vật, ta phải khám phá cách cảm nhận con người qua việc miêu tả nhân vật. Tất nhiên, khi ta đã tìm hiểu thi pháp nhân vật thì việc phân tích nhân vật sẽ sâu sắc hơn, toàn diện hơn.

…Phạm trù “quan niệm nghệ thuật về con người” là ý thức của văn học và hiện diện trong ý th ức hoặc vô thức của tác giả. Nhiều nhà văn lớn đã có ý thức sáng tạo ra quan niệm nghệ thuật mới mẻ về con người.

2. Không gian nghệ thuật.

Không gian nghệ thuật thuộc phạm trù hình thức nghệ thuật, là phương thức tồn tại, triển khai thế giới nghệ thuật. Không gian nghệ thuật là trường nhìn được mở ra từ một điểm nhìn, cách nhìn. Mỗi tác phầm có một không gian do tác giả lựa chọn và miêu tả

Ai đem ta tới chốn này
Bên kia là núi, bên này là sông

(Ca dao)

Gió lùa can gác xép
Đời tàn trong ngõ hẹp

(Vũ Hoàng Chương)

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim

(Tố Hữu)

Từ lúc yêu nhau hoa nở mãi
Trong vườn thơm ngát của hồn tôi.

(Xuân Diệu)

Trong mỗi câu thơ trên có một không gian riêng, vốn dĩ là gian vật chất. Nhưng trong văn học nghệ thuật, không gian thuộc thế giới tinh thần, nó trở thành ngôn ngữ và biểu tượng nghệ thuật.

Là một hiện tượng nghệ thuật, không gian nghệ thuật mang tính ước lệ giàu ý nghĩa cảm xúc. Trong ngôn ngữ dân tộc, không gian đã được mã hoá thành ý nghĩa đời sống, chẳng hạn “cao cả, thấp hèn, nông cạn, sâu sắc, thiên vị, chính trực, ngay thẳng, quanh co, đại lượng, hẹp hòi…”. Người ta đã mượn ý niệm về không gian để miêu tả con người.Đó là không gian nghệ thuật chung của mọi người. Mỗi nhà văn nhà thơ lại chọn hoặc sáng tạo cho mình một không gian riêng .

3. Thời gian nghệ thuật.

Cùng với không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật. Thế giới tồn tại và xác định trong không gian v à thời gian. Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật không tách rời nhau nhưng trong một tác phẩm nhà văn có thể chú ý sử dụng cả hai hoặc chỉ một trong hai.

Thời gian khách quan vật chất có các tính chất sau:

– Có độ dài, có hướng vận động, có nhịp điệu

– Có 3 thời: quá khứ, hiện tại, tương lai và vận động một chiều

Thời gian được tái tạo lại trong tác phẩm (nên gọi là thời gian nghệ thuật) luôn luôn mang quan niệm, cảm xúc và ý nghĩa nhân sinh có tính chủ quan. Vậy: thời gian nghệ thuật là một hình tượng được sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật.Thời gian nghệ thuật có thể tự do đảo ngược, rong ruổi ngược xuôi, co giãn, đồng hiện (chồng chất hai thời gian khác nhau).v.v

4. Chi tiết nghệ thuật.

Mỗi hình tượng nghệ thuật được thêu dệt nên bằng nhiều chi tiết lớn nhỏ khác nhau. Những đối tượng miêu tả như nhân vật, cảnh vật, môi trường… tạo nên bằng hình dáng, đường nét, âm thanh, thuộc tính chọn lọc mà tác giả cho là cần thiết nhất, quan trọng nhất, loại bỏ nhửng cái rườm ra không cần thiết.

Chi tiết là những bộ phận nhỏ, tự nó đứng riêng thì không có ý nghĩa, nhưng khi kết lại nó biểu hiện một ý nghĩa của tác phẩm. Chi tiết chính là điểm nhìn, thể hiện quan niệm nghệ thuật và tâm hồn tác giả đối với đối tượng đó .

5. Thi pháp cốt truyện.

Cốt truyện là y ếu tố cơ bản của tác phẩm tự sự. Theo định nghĩa truyền thống, cốt truy ện là tất cả các hành động, biến cố phát triển trong truyện được kể lại. Khi thuật một câu chuyện, ta có thể kể các biến cố ấy theo một trật tự logic nào đó khiến người nghe hiểu được. Thành phần của cốt truyện có thể là:

– Phần mở đầu (trình bày trạng thái/quan hệ chuẩn bị vào truy ện)
– Phần thắt nút (khai đoan) miêu tả gặp gỡ, mâu thuẫn nảy sinh
– Phần phát triển kể những bước thăng trầm của nhân vật và những quan hệ theo nguyên tắc nhân quả, liên tục
– Phần cao trào, đỉnh điểm bước ngoặt xung đột, chấm dứt.

Có khi tác giả thêm phần “vĩ thanh” giới thiệu một viễn cảnh về sau (phần này không nối tiếp với cốt truyện mà cách xa về sau).Xét theo một quan niệm mới: Truyện không nhất thiết phải kể theo sự tự vận hành của hành động sự kiện, biến cố. Có thể vận hành kiểu khác tuỳ thuộc vào quan niệm của tác giả về thế giới và con người.

Truyện nào cũng ít nhất có một biến cố xảy ra. Nhưng chẳng phải hễ có biến cố là có truy ện. Chỉ thành truy ện khi có một ý nghĩa nào đó. Nhà văn chọn một biến cố có vẻ khác thường, lạ lùng (lệch chuẩn, siêu việt) dự báo một đổi thay, một điều đáng lo nghĩ.

Ví dụ: Nhà văn trước khi viết truyện ngắn “Luyxennơ”, ông quan sát thấy hàng trăm nhà giàu tụ tập say sưa nghe một nghệ sĩ hát rong suốt cả tiếng đồng hồ trước cửa khách sạn ông ở tại Thụy sĩ. Hát xong, nghệ sĩ ngửa mũ trước mặt họ nhận tiền thì ai cũng quay đi, chàng nghệ sĩ tội nghiệp chẳng nhận được một xu. Nếu họ ào ào móc tiền bỏ vào mũ chàng thì đó chỉ là hành động bình thường, chưa phải là biến cố. Nhà văn Liev Tolstoi nhìn thấy cảnh ấy, nghĩ rằng đó là sự suy đồi về đạo lí, đáng gọi là biến cố xã hội (nhà viết sử, nhà chính trị không quan tâm tới cái chuyện cỏn con ấy).

Nhiệm vụ của thi pháp cốt truyệnkhông phải là đi trình bày các thành phần của cốt truy ện mà phải là ý nghĩa của lối xây dựng cốt truyện ấy, hoặc quan niệm của tác giả đã chi phối cốt truyện đó

6. Thi pháp kết cấu.

Kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật của tác phẩm. Cái khó nhất của sáng tác là kết cấu.Tác phẩm là một công trình kiến trúc, vây thì việc khó nhất phải là kết cấu (ta thường nói: xây dựng, cấu tứ… ). Ngay cả từ “kết cấu” vốn của kiến trúc và hội hoạ. Nhà văn xây dựng một công trình văn học với mục đích phản ánh đời sống và sự cảm nhận của mình trước nó. Nhà văn phải xây dựng nhận vật, tính cách, xác định không gian thời gian, chọn lựa, sắp xếp chi tiết…

Kết cấu tác phẩm thực chất là tác giả mở lối cho người đọc đi vào dòng sự kiện, dòng đời. Bố trí điểm nhìn cho công chúng sao cho dễ thấy được chiều rộng và chiều sâu của câu chuyện nhằm thấy được ý nghĩa nhân sinh cần thiết cho con người

Nghiên cứu văn học theo hướng thi pháp học ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, đặc biệt là trong việc phát hiện những đặc trưng nghệ thuật trong sáng tác của những tác giả tiêu biểu, trong số đó có Nam Cao. Mỗi truyện ngắn Nam Cao là một chính thể nghệ thuật, là một bộ phận trong cả hệ thống chung. Nếu đồng thời đọc các truyện ngắn của Nam Cao ta cảm thấy chúng na ná nhau. Nhưng đọc riêng mỗi truyện lại có một vẻ không dễ gì lẫn lộn. Nam Cao đã xây dựng truyện ngắn của mình như thế để có được cả cái riêng lẫn cái chung ấy.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.