Cách làm bài văn cảm nhận một tác phẩm thơ

cach-lam-bai-van-cam-nhan-mot-tac-pham-tho

Cách làm bài văn cảm nhận một tác phẩm thơ.

I. Cảm nhận bài thơ.

Đọc tác phẩm văn học trước hết chúng ta tiếp xúc với những hình thức nghệ thuật cụ thể của ngôn từ nghệ thuật. Đó là những dấu câu và cách ngắt nhịp, là vần điệu, âm hưởng và nhạc tính, là từ ngữ và hình ảnh, là câu và sự tổ chức đoạn văn, là văn bản và thể loại của văn bản… Cảm thụ văn học không được thoát ly văn bản có nghĩa là trước hết phải bám sát các hình thức biểu hiện lên của ngôn từ nghệ thuật, chỉ ra vai trò và ý nghĩa của chúng trong việc thể hiện nội dung. Vậy chúng ta cảm thơ trữ tình phải dựa trên thi pháp.

1.  Cảm nhận nhịp thơ:

Nhịp điệu có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với thơ trữ tình. Nó giúp nhà thơ nâng cao khả năng biểu cảm, cảm xúc. Phân tích thơ trữ tình tình không thể không chú ý đến phân tích nhịp thơ. Để xác định nhịp điệu của từng bài thơ ngoài việc đọc từng câu thơ cho ngân vang âm điệu và làm bừng sang hình ảnh thơ, việc nắm được đặc điểm chung của mỗi thể loại cũng là điều rất cần thiết. Thường thường nhip điệu câu thơ lục bát uyển chuyển,mềm mại, thanh thoát, nhịp điệu thơ thất ngôn bát cú hài hòa, chặt chẽ, nhịp của thơ tự do, thơ hiện đại rất phóng khoáng, phong phú.

Trong thơ trữ tình, cùng với dấu câu, cách ngắt nhịp cần được xem là một từ đa nghĩa, một từ đặc biết trong vốn ngôn ngữ chung của nhân loại. Chúng ta đều biết rằng trong những tình huống giao tiếp thong thường của cuộc sống, im lặng lắm khi lại nói được rất nhiều: Khi căm thù tuột đỉnh, lúc xao xuyến bâng khuâng, khi cô đơn buồn bã, lúc xúc động dâng trào… Những cung bậc tình cảm ấy nhiều khi không được mô tả bằng chữ nghĩa. Sự ngắt nhịp là một trong những phương tiện hữu hiệu để thể hiện “sự im lăng không lời” tạo nên “ý tại ngôn ngoại”, tính hàm nghĩa tạo ra điều không thể nói.

VD: Khi dạy đoạn ngâm trong bài “Sau phút chia ly”. Ta thấy tâm trạng nhà thơ chi phối trực tiếp cách tổ chức, vận hành nhịp điệu của khúc ngâm. Với tâm trạng lưu luyến, nỗi buồn xa cách giữa người chinh phu và người chinh phụ. Chúng ta phải đọc đúng cách ngắt nhịp của khúc ngâm mới phân tích được khúc ngâm một cách sâu sắc.

2. Cảm nhận vần thơ.

Tiếng Việt rất giàu tính nhạc. Hệ thống vần điệu và thanh điệu là những yếu tố cơ bản tạo nên tính nhạc của Tiếng Việt nói chung và ngôn từ văn học nói riêng. Vì vậy khi phân tích thơ trữ tình giáo viên cần chú ý phân tích vần thơ, cách gieo vần

VD:

Cùng trông lại mà cung chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.

Vần của các câu được hiện với nhau trong đoạn thơ trên là sự hài hòa trong cùng một âm vực cao thấp, một trường độ âm thanh phát ra. Đó là sự hài hòa có được từ việc phối âm giữa các tiếng trong một cặp song thất. Xét từng cặp câu chúng ta thấy được sự hòa âm giữa câu 1 và câu 2, giữa câu 3 và câu 4 nhờ vào những âm giống nhau giữa tiến thứ bảy của câu bảy và tiếng thứ năm của câu bảy ở câu song thất, giữa tiếng thứ sáu của câu sáu và tiếng thứ sáu của câu tám trong cặp lục bát. Với sự hòa âm này của các câu thơ như níu kéo, lưu giữ lấy nhau trong từng đoạn hay cả bài thơ tạo nên sự trầm lắng, mênh mông, bang khuâng, da diết của cái buồn trong đoạn thơ, góp phần biểu đạt một cách hiệu quả tâm trạng nhân vật trữ tình.

Tạo nên nhạc tính của thơ thực ra không chỉ có vần và hệ thống âm điệu mà ngay cả các âm trong mỗi tiếng cũng có những giá trị biểu đạt nhất định. Theo Đinh Trọng Lạc âm “a” gợi sự vui tươi bao la “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” (Phạm Tiến Duật), âm “r” gợi sự hãi hùng run sợ “Những luồng run rẩy rung rinh lá” (Xuân Diệu), Âm “u”, “âu” gợi sự u sầu bâng khuâng “Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu – Ngàn dâu xanh ngắt một màu”.

Có thể dẫn ra rất nhiều ví dụ để minh họa cho tính nhạc của ngôn ngữ Việt trong thơ. Khi ta phân tích tác phẩm văn học (Nhất là thơ) Giáo viên cần hết sức chú trọng yếu tố này. Khi thấy âm hưởng, nhạc điệu của câu thơ không bình thường, có sự chuyển đổi thì hãy tập trung phân tích chỉ ra giá trị, vai trò và tác dụng của chúng trong việc thể hiện nội dung.

3. Cảm nhận từ ngữ và các biện pháp tu từ:

Đây là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của hình thức chất liệu ngôn từ. Bởi vì mọi nội dung cần thể hiện của tác phẩm văn học không thể có cách nào khác là nhờ vào hệ thống từ ngữ ấy. Cá phương tiện như dấu câu nhịp điệu ngữ âm đã nêu ở trên chỉ có ý nghĩa khi nằm trong một văn bản mà từ ngữ là nền tảng. Nhà văn muốn mô tả, tái hiện hiện thực phải thông qua từ ngữ. Muốn đánh giá được nhà văn viết về những điều đó như thế nào lại cũng phải thong qua chữ nghĩa trong văn bản “Văn học là nghệ thuật của ngôn từ” Chính là như vậy. Do tầm quan trọng ấy mà người ta coi lao động của nhà văn là thứ lao động chữ nghĩa. Có thể nói ngôn từ là một đặc trưng quan trọng và nổi bật của văn học. Vì thế giáo viên khi dạy phải chú ý một số điểm sau:

– Thứ nhất: Cảm nhận văn học không thể thoát ly và bỏ qua yếu tố từ ngữ. Muốn phân tích tốt từ ngữ trước hết phải nắm vững nghĩa của từ (Nghĩa chung và nghĩa trong văn cảnh cụ thể) sau đó luôn luôn suy nghĩ và đặt câu hỏi: Tại sao nhà văn dung từ này mà không dung từ khác? VD: trong bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lý Bạch, câu thơ đầu “Sàng tiền minh nguyệt quang”, tại sao tác giả lại dung từ “sàng” mà không dung từ “thượng” đều có nghĩa là giường? hoặc tại sao từ ngữ này lại xuất hiện nhiều như thế? Có bao nhiêu từ đồng nghĩa với từ này? Có thể thay từ khác được không?  VD: Trong bài “Tiếng gà trưa” ( Xuân Quỳnh) trong khổ thơ cuối từ “vì” có thay từ khác được không? Tại sao tác giả lại dung từ đó? hoặc giáo viên có thể đặt câu hỏi “ trong câu ấy, đoạn ấy từ nào cần chú ý?”

– Học sinh biết một bài thơ có những từ có giá trị diễn đạt đắt nhất. trong thực tế có những giáo viên không để ý khi phận tích, lại say sưa tán tụng những từ ngữ không phải nhãn tự của bài thơ sẽ làm mất thời gian và không làm nổi bật được bài thơ. Trong trường hợp phân tích các bài thơ những tác phẩm văn học dịch, phải thật thận trọng khi phân tích từ ngữ. Bởi vì những từ đưa ra bình giá chưa chắc là những từ tác giả dùng trong nguyên bản.

– Thứ hai: Người ta nói nhiều đến phân tích hình ảnh trong tác phẩm văn học, nhưng phân tích hình ảnh trong tác phẩm văn học là phân tích từ ngữ. Nhiều người đã nhầm tưởng phân tích từ ngữ và hình ảnh khác nhau nhưng thật ra là một. VD: Câu thơ của Nguyễn Du tả chân dung Tú Bà.

Thoắt trông lờn lợt màu da
Ăn gì to lớn đãy đà làm sao?

(Truyện Kiều)

Câu thơ khắc họa chính xác thần thái của một mụ chủ nhà chứa, bọn buôn thịt bán người. Ta cũng thấy rõ thái độ của tác giả đối với loại người đó. Chữ “lờn lợt” lột tả được rõ nét nhất thần thái của Tú Bà! thực khó diễn tả bằng những từ ngữ khác: Vừa bóng nhẫy, vừa mai mái hay vàng bủng chăng? Đó là bộ mặt “thiếu vệ sinh” có nhà phê bình cho rằng ta đọc câu thơ này có cảm giác lợm giọng là như thế. Còn hai chữ “ăn gì” lại dường như muốn liệt mụ chủ chứa vào một giống loài gì đó không phải giống người. Bởi vì giống người thì ăn cơm, ăn thịt, ăn gạo, ăn cá … Chu “ăn gì” là sao? Đó là một ví dụ để thấy phân tích hinh anh và phân tích từ ngữ là một điều giáo viên cần lưu ý

– Hệ thống từ ngữ hình ảnh, cảm giác trong Tiếng Việt rất phong phú, da dạng:

VD:

+ Gợi về tâm trạng như: xao xuyến, bang khuâng, phân vân …

+ Gợi về thị giác: La đà, lơ lửng, chấp chới …

+ Gợi về thính giác: mặn chat, chua lòm, ngọt lịm…

+ Gợi về xúc giác: Lạnh ngát, nóng bỏng, xù xì…

– Thứ ba: Để tạo cách nói, cách viết có hình ảnh, gợi hình tượng bằng từ ngữ. Các nhà văn có thể vận dụng những cách: khi thì dùng từ láy:

VD:

Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
Mà mưa xối xả trắng trờI Thừa Thiên

(Mẹ Tơm – Tố Hữu)

VD:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

(Đồng Chí – Chính Hữu)

– Thứ tư: Ngôn từ Văn học là loại ngôn từ đã được chắt lọc từ ngôn ngữ đời  thường, được nâng cấp, sửa sang, làm cho nó càng óng ả, giàu đẹp hơn. Các biện pháp tu từ chính là những phương tiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ trang điểm cho ngôn từ văn học. Có rất nhiều biện pháp tu từ: ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, so sánh, điệp ngữ, … Tất cả những biện pháp đó nhằm mục đích giúp người nói, người viết có những cách diễn đạt hay hơn, đẹp hơn, phong phú hơn, và do vậy mà hiệu quả cao hơn. Phân tích các biện pháp tu từ giáo viên cần chỉ ra tính hiệu quả của cách viết, cách nói ấy, vai trò và tác dụng của chúng trong việc miêu tả, biểu đạt chứ không phải đơn thuần chỉ gọi tên liệt kê các biện pháp mà nhà văn đã dung.

4. Không gian và thời gian trong thơ trữ tình:

Không gian trong thơ trữ tình là nơi tác giả – cái tôi trữ tình hoặc nhân vật trữ tình xuất hiện để thổ lộ tấm long cũa mình. Không gian thường gắn với địa điểm chỉ nơi chốn như: cây đa, bến đò,mái đình, giếng nước, núi cao, biển sâu, trời rộng , song dài… Nhiều địa danh riêng đã trở thành những không gian tượng trưng văn học như: Tiêu tương, Tầm Dương, Cô Tô, Xích Bích, Tây Thiên, Địa Ngục, Thiên Đường, Bồng Lai, Tiên Cảnh, Cõi Phật, SuốI vàng….
Khi đọc tác phẩm Văn Học, chúng ta cnầ chú ý xem nhà văn mô tả không gian ở đây có gì đặc biệt, không gian ấy có ý nghĩa gì và nói được nội dung gì sâu sắc qua không gian đó.

II. Làm thế nào để viết một bài văn (văn cảm thụ) hay?

Trước hết, cảm thụ văn học chính là đi tìm vẻ đẹp, cái hay của những bài thơ, bài văn.. Để giúp các em biết cách cảm thụ một đoạn thơ, đoạn văn và viết được đoạn văn cảm thụ vừa đúng vừa hay, các em làm theo các gợi ý dưới đây:

+ Bước 1: Đọc kĩ đoạn văn, đoạn thơ cần tìm hiểu

+ Bước 2: Nội dung đoạn văn, đoạn thơ nói lên điều gì?

+ Bước 3: Tìm hiểu về nghệ thuật có trong bài ( cách dùng từ, đặt câu, biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ,…)

+ Bước 4: Những suy nghĩ, cảm xúc của em và rút ra bài học (nếu có) khi đọc đoạn văn, đoạn thơ đó.

+ Bước 5: Sắp xếp các nội dung trên thành một đoạn văn ngắn, có câu mở đầu, câu kết đoạn.

Hướng dẫn cách làm bài nghị luận (phân tích, cảm nhận) về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.