Cách làm bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học – lớp 7

CÁCH LÀM BÀI VĂN PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẦM VĂN HỌC

I. TÌM HIỂU CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC:

Tìm hiểu ví dụ.

Đọc bài văn Sgk/146,147.

Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung mỗi đoạn?

Có thể chia làm 4 đoạn:

– Đoạn 1: “Từ đầu đến … tối mờ mờ”. Cảm nghĩ về 2 câu đầu.

– Đoạn 2: “Có lúc tôi … gọi nhện”. Cảm nghĩ về 2 câu tiếp theo.

– Đoạn 3: “Tiếp theo … vô cùng”. Cảm nghĩ về 2 câu tiếp theo.

– Đoạn 4: “Phần còn lại”. Cảm nghĩ về 2 câu cuối.

Bài văn của Nguyên Hồng viết về bài ca dao nào? Hãy đọc liền mạch bài ca dao đó? à (Vì nhớ mà buồn )

 “Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông các cá lặn trông sao sao mờ
Buồn trông con nhện chăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?
Buồn trông chênh chếch sao mai
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ.”

Tác giả cảm nhận như thế nào về hai câu đầu? Ở đây người viết đã dùng cách nào?

-Tưởng tượng: Bóng một người đâu đội khăn, mặc áo dài, chắp tay sau lưng, quay mặt trông trời lấp lánh sao, bên cái cầu rửa ở bờ ao tối mờ mờ.

Tác giả đã phát biểu điều gì ở bốn câu thơ tiếp theo? Để phát biểu điều đó, nhà văn đã làm gì?

 – Nhà văn đã tự đặt mình vào trong hoàn cảnh của người trong bài ca dao. Đây là cách giả định, cụ thể hoá, đặt mình vào trong cảnh để thể nghiệm, bày tỏ cảm xúc (liên tưởng).

– Tác giả tưởng tượng cảnh ngóng trông và tiếng kêu, tiếng nấc của người trông ngóng (tưởng tượng).

Qua sự liên tưởng, tưởng tượng của tác giả giúp chúng ta hình dung tâm trạng của nhận vật trữ tình trong bài ca dao này thế nào?

– Dường như đang chờ đợi một cái gì đó. Đó có thể là tâm trạng nhớ quê đến da diết, nao lòng với giọng điệu dìu dặt, thiết tha.

“Đêm đêm … đã ba năm tròn” được phát biểu như thế nào? Ở đây, nhà văn sử dụng yếu tố nào để phát biểu cảm nghĩ?

– Cảm nghĩ về sông Ngân Hà, con sông chia cắt, con sông nhớ thương đối với Ngưu Lang – Chức Nữ và tưởng tượng về một người đứng trên sông mà nhớ thương (tưởng tượng, suy ngẫm).

Ở hai câu cuối, nhà văn cảm nhận như thế nào?

– Nêu lên cảm nhận chung, ấn tượng chung tác phẩm để lại.

Từ những vấn đề đã phân tích trên, em hãy cho biết để làm một bài văn biểu cảm về TPVH cần phải có những yêu cầu gì?

 – Đọc kĩ tác phẩm văn học.

– Hình thành cảm xúc về những chi tiết trong tác phẩm.

– Phát huy trí tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về tác phẩm đó (nội dung, hình thức).

Đối với bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học có cần phải tuân thủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài không? Chỉ ra nội dung các phần của bài văn biểu cảm?

 Cần phải tuân thủ 3 phần.

– Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc tác phẩm.

– Thân bài: Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên.

– Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm.

=> Đọc ghi nhớ Sgk/147.

II. LUYỆN TẬP:

Bài tập 1: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của HCM?

– Em có cảm nghĩ gì về bài thơ này?

– Hãy kể và tả lại những gì đã làm em có những cảm nghĩ trên?

* Hs: Trình bày, nhận xét.

* Gv: Nhận xét, bổ sung, …

Bài tập 2: Lập dàn ý cho bài phát biểu cảm tưởng về bài “ … về quê”?

– Giới thiệu ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.

– Cảm xúc chủ đạo: Nỗi ngạc nhiên, buồn, cô đơn của nhà thơ già sau bao nhiêu năm xa quê.

– Đồng cảm với tình yêu quê hương của tác giả.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.