Cách thức trình bày một đoạn văn nghị luận hoàn chỉnh.

cach-thuc-trinh-bay-doan-van-nghi-luan

Cách thức trình bày đoạn văn nghị luận.

1. Trình bày đoạn văn theo kiểu diễn dịch (câu chủ đề ở đầu đoạn văn).

– Đoạn văn diễn dịch là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát, đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai cụ thể ý của của câu chủ đề, bổ sung làm rõ cho câu chủ đề. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, có thể kèm theo nhận xét, đánh giá và bộc lộ cảm nhận của người viết.

Ví dụ:

Vẻ đẹp của con người không chỉ thể hiện qua nhan sắc mà còn được khẳng định bởi tài năng và tâm hồn. Nhan sắc là sắc đẹp trời phú, là hình hài mẹ cha ban tặng cho mỗi con người nhưng tài năng, tính cách là sự tu dưỡng, rèn luyện ở mỗi cá nhân.. Một bông hoa dù sắc màu rực rỡ nhưng không tỏa ngát hương thơm, liệu có thu hút được ánh nhìn của mọi người được lâu ? Con người cũng vậy, vẻ đẹp ngoại hình sẽ tạo ấn tượng với người khác nhưng sự tài năng và sâu sắc trong tâm hồn sẽ khiến người khác nhớ mãi về bạn. Do đó mỗi người cần có sự chăm chút chính bản thân mình, để “dù bạn không cao nhưng vẫn khiến người khác phải ngước nhìn”. Tài năng hay vẻ đẹp tâm hồn ấy dù có sẵn trong mỗi chúng ta nhưng nếu không chịu học hỏi, bồi đắp kiến thức thì chúng cũng sẽ ngủ quên và dần dần biến mất. Mỗi ngày trôi qua, bạn cần học hỏi nhiều hơn, lắng nghe cuộc sống nhiều hơn để nuôi dưỡng tâm hồn. Đó cũng chính là cách bạn yêu thương và trân trọng chính bản thân mình.

1. Trình bày đoạn văn theo kiểu quy nạp (câu chủ đề ở cuối đoạn văn).

Đoạn văn quy nạp là đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái quát, từ ý luận cứ cụ thể, đến ý kết luận bao trùm. Theo cách trình bày này câu chủ đề nằm ở vị trí cuối đoạn. Ở vị trí này câu chủ đề không làm nhiệm vụ định hướng nội dung triển khai cho toàn đoạn mà lại làm nhiệm vụ khép lại nội dung cho đoạn ấy. Các câu trên dược trình bày bằng các thao tác lập luận, minh họa, cảm nhận và rút ra nhận xét đánh giá chung.

Ví dụ:

Những đứa con từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, phần lớn thời gian là gần gũi và thường là chịu ảnh hưởng từ người mẹ hơn từ cha. Chúng được mẹ cho bú sữa, bồng ẵm, dỗ dành, tắm giặt, ru ngủ, cho ăn uống, chăm sóc rất nhiều khi ốm đau…Với việc nhận thức thông qua quá trình bé tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày và ảnh hưởng đặc biệt các đức của người mẹ, đã hình thành dần dần bản tính của đứa con theo kiểu “mưa dầm, thấm lâu”. Ngoài ra, những đứa trẻ thường là thích bắt chước người khác thông qua những hành động của người gần gũi nhất chủ yếu là người mẹ. Chính người phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình. 

3. Trình bày đoạn văn theo kiểu tổng – phân – hợp (câu chủ đề ở đầu và cuối đoạn văn) .

– Đoạn văn tổng-phân-hợp là đoạn văn phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở đầu đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo triển khai cụ thể ý khái quát. Câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu triển khai ý được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích,bình luận, nhận xét đánh giá hoặc nêu suy nghĩ … từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp, khẳng định, nâng cao vấn đề.

Ví dụ:

Sách mang tới cho chúng ta nguồn kiến thức vô hạn. Bởi sách không chỉ cung cấp cho chúng ta thông tin, kiến thức về văn hóa, chính trị, về tôn giáo, … mà còn giúp chúng ta chiêm nghiệm về xã hội xa xưa thông qua các tác phẩm văn học, lịch sử. Nó giúp chúng ta được sống nhiều cuộc đời khác nhau, giúp chúng ta mở mang chân trời mới. Đọc sách, người ta thấu hiểu nhiều điều, nhiều nền văn hóa khác nhau. Vì vậy, có thể nói, sách chính là kho tàng kiến thức của cả nhân loại. 

4. Trình bày đoạn văn theo kiểu song hành (không có câu chủ đề).

– Đoạn văn song hành là đoạn văn có các câu triển khai nội dung song song nhau, không nội dung nào bao trùm lên nội dung nào. Mỗi câu trong đoạn văn nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn làm rõ cho nội dung đoạn văn.

Nón lá thường có hình chóp nhọn, được làm bằng lá cọ phơi khô, có phết sơn bóng phía ngoài. Đây là chiếc nón thông dụng, được người dân ta sử dụng thường xuyên để che nắng, che mưa, cũng như trở thành một thứ biểu tượng cho con người Việt Nam. Cũng có loại nón lá hình tròn, gọi là nón quai thao, đây là nón đặc trưng mà các liền anh liền chị dùng trong các lễ hội giao duyên truyền thống. Ngoài ra còn có nón ngựa, đây là loại nón riêng của tỉnh Bình Định, được làm bằng lá dứa, người ta thường đội khi cưỡi ngựa.

Ví dụ:

Nón lá thường có hình chóp nhọn, được làm bằng lá cọ phơi khô, có phết sơn bóng phía ngoài. Đây là chiếc nón thông dụng, được người dân ta sử dụng thường xuyên để che nắng, che mưa, cũng như trở thành một thứ biểu tượng cho con người Việt Nam. Cũng có loại nón lá hình tròn, gọi là nón quai thao, đây là nón đặc trưng mà các liền anh liền chị dùng trong các lễ hội giao duyên truyền thống. Ngoài ra còn có nón ngựa, đây là loại nón riêng của tỉnh Bình Định, được làm bằng lá dứa, người ta thường đội khi cưỡi ngựa.

5. Trình bày đoạn văn theo kiểu móc xích (không có câu chủ đề) .

– Đoạn văn móc xích là đoạn văn mà các ý gối đầu đan xen nhau và thể hiện cụ thể bằng việc lặp lại một vài từ ngữ đã có ở câu trước vào câu sau. Đoạn móc xích có thể có hoặc không có câu chủ đề.

Ví dụ:

Đọc thơ Nguyễn Trãi, nhiều người đọc khó mà biết có đúng là thơ Nguyễn Trãi không. Đúng là thơ Nguyễn Trãi rồi thì cũng không phải là dễ hiểu đúng. Lại có khi chữ hiểu đúng, câu hiểu đúng mà toàn bài không hiểu. Không hiểu vì không biết chắc bài thơ bài thơ được viết ra lúc nào trong cuộc đời nhiều nổi chìm của Nguyễn Trãi. Cũng một bài thơ nếu viết năm 1420 thì có một ý nghĩa, nếu viết năm 1430 thì nghĩa khác hẳn.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.