Dàn bài: qua bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng hãy làm rõ: Cái bình thường là cái chết của nghệ thuật

cai-binh-thuong-la-cai-chet-cua-nghe-thuat

Qua bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng hãy làm rõ: “Cái bình thường là cái chết của nghệ thuật”

II. Mở bài:

– Giới thiệu câu nói.

– Giới thiệu bài thơ Tây Tiến và dẫn vào vấn đề: “Cái bình thường là cái chết của nghệ thuật”

II. Thân bài:

a. Giải thích:

–  Cái bình thường: những cái đơn giản, một chiều, không có nhiều đặc sắc, không có nhiều góc cạnh, không để lại ấn tượng đặc biệt đối với người đọc, người nghe.

– Cái chết của nghệ thuật: Tác phẩm nghệ thuật không có sức sống, không sống được trong lòng độc giả, không được độc giả đón nhận.

⇒ Câu nói của Huy-go đã khái quát một nguyên tắc sáng tác, một quan niệm thẩm mỹ của chủ nghĩa lãng mạn: không chấp nhận cái bình thường, cái đẹp là cái phi thường. Một tác phẩm nghệ thuật viết về những cái bình thường, hời hợt, dễ dãi, đơn giản, xuôi chiều thì không có giá trị, bị khai tử ngay khi mới chào đời.

* Quang Dũng đã phát hiện cái bất thường trong những hình tượng bình thường và thường đẩy lên mức độ tuyệt đối qua hình tượng thiên nhiên và con người miền Tây:

– Đã có nhiều tác phẩm văn chương viết về thiên nhiên Tây Bắc: Tiếng hát con tàu, Người lái đò sông Đà,… Trong Tiếng hát con tàu, hình tượng thiên nhiên Tây Bắc xuất hiện còn mờ nhạt, chưa rõ nét. Trong Người lái đò sông Đà, thiên nhiên Tây Bắc hiện lên qua một hình tượng cụ thể: hình tượng con sông Đà, qua cái nhìn của một người nghệ sĩ đang khát khao tìm kiếm chất vàng thiên nhiên TB

– Tây Tiến: tác giả miêu tả thiên nhiên Tây Bắc qua cái nhìn của những người lính đang trên đường hành quân. Vì thế, thiên nhiên và con người miền Tây hiện lên qua các hình ảnh như dốc, đèo, núi, cồn, bản làng. Các hình ảnh sự vật đều được miêu tả đến độ tột cùng, trong thế đối lập, tương phản.

+ Thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội, hiểm trở, là vẻ đẹp thiên nhiên nhưng cũng là khó khăn đối với người lính.

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”

hay:

“Chiều chiều oai linh thác gầm thét,
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”

+ Thiên nhiên Tây Bắc thơ mộng, trữ tình, làm say lòng người:

“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”

“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói,
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ?
Có nhớ dáng người trên độc mộc,
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa?”

Xây dựng vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến độc đáo:

– Đã có nhiều tác phẩm viết về hình tượng người lính: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xa không kính, Nhớ,….

– Quang Dũng miêu tả những đặc điểm riêng có của hình tượng người lính Tây Tiến.

+ Người lính Tây Tiến hào hùng mà rất hào hoa:

– So sánh với hình tượng người lính trong Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính, đặc biệt ở chất hào hoa, lãng mạn. Giải thích bằng hoàn cảnh xuất thân của những người lính Tây Tiến

– Quang Dũng nhìn thẳng vào hiện thực đấu tranh nhiều mất mát, hi sinh.

Quang Dũng thể hiện những cái bất thường, những đặc điểm riêng biệt của hình tượng bằng hình thức nghệ thuật có nhiều điểm mới, lạ:

– Sử dụng triệt để bút pháp tương phản, đối lập:

+ Đối lập giữa thiên nhiên hùng vĩ, hiểm trở và thơ mộng, lãng mạn:

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. 

+ Đối lập giữa vẻ hào hùng và hào hoa của người lính:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. 

⇒ Sự đối lập không bài trừ nhau mà kết hợp với nhau, tạo nên vẻ đẹp đa dạng của hình tượng.

– Những từ ngữ mới lạ: Quang Dũng đã dụng công sáng tạo những từ ngữ mới lạ tạo nên nét độc đáo cho bài thơ.

+ “Nhớ chơi vơi”.
+ “Đêm hơi”.
+ “Súng ngửi trời”.
+ “Mưa xa khơi”.
+ Bỏ quên đời”
+ “Cọp trêu người”.
+ “Mùa em”
+ “Mắt trừng”

– Những hình ảnh mới lạ:

+ “Hoa đong đưa”
+ “Đoàn binh không mọc tóc”
+ “Quân xanh màu lá”
+ “Áo bào thay chiếu”
+ Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

III. Kết bài:

– Bài thơ Tây Tiến viết về một đề tài quen mà nội dung và hình thức đều có nhiều cái lạ. Đó là những cái không bình thường của nghệ thuật. Điều đó khiến tác phẩm có số phận lênh đênh nhưng cũng vì thế mà tác phẩm còn sống mãi trong lòng độc giả đến tận ngày nay mà sẽ là mãi mãi về sau.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.